Ukraine nằm ở đâu và Ukraine có mâu thuẫn gì với Nga?

Ukraine xác nhận Nga phát động ‘cuộc tấn công toàn diện’. Trong khi đó phía Nga khẳng định, chỉ tấn công các cơ sở quân sự, không đánh vào TP và dân thường Ukraine.

Đỗ Thu Nga
14:03 24/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chiến sự đã nổ ra

​​Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Nga đã phát động "tấn công toàn diện", và kêu gọi quốc tế ngăn chặn Tổng thống Vladimir Putin ngay lập tức.

"Ông Putin đã phát động tấn công toàn diện vào Ukraine. Các thành phố yên bình của Ukraine đang bị tấn công", Guardian dẫn lời ông Kuleba nói ngày 24/2.

“Người Ukraine sẽ tự vệ và giành chiến thắng. Thế giới có thể và phải ngăn chặn ông Putin. Thời gian hành động là ngay bây giờ", ông nói thêm.

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga-6
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: Reuters)

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko cũng xác nhận cuộc tấn công của Nga đã bắt đầu. Trong một tuyên bố được đăng trên trang Facebook, ông cho biết: “Cuộc tấn công đã bắt đầu. Vừa có tên lửa vào sở chỉ huy quân sự, sân bay, kho quân sự, gần Kiev, Kharkiv và Dnepr”.

“Tiếng súng ở biên giới đang được nghe thấy. Kể từ này, sẽ có một thực tế địa chính trị mới trên thế giới”, ông cho hay.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận rằng các địa điểm quân sự của Ukraine đang bị tấn công. Phát biểu trong một video trên trang cá nhân, ông đã ban bố thiết quân luật trên toàn đất nước.. Ông kêu gọi người dân bình tĩnh, tốt nhất là không rời nhà. Ông nói. Ukraine "mạnh mẽ" và sẽ "đánh bại bất cứ ai".

Interfax cho biết các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các cơ sở quân sự trên khắp Ukraine và quân đội Nga đã đổ bộ vào các thành phố cảng phía nam Odessa và Mariupol. Tờ này thông tin thêm nhân viên và hành khách đã sơ tán khỏi sân bay Boryspil tại Kiev.

Trong khi đó, Đài RT ngày 24/2 dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này chỉ tấn công các cơ sở quân sự của Ukraine như một phần của chiến dịch đang diễn ra ở Ukraine. Theo đó, các vũ khí được sử dụng để chống lại cơ sở hạ tầng quân sự, địa điểm phòng không, sân bay quân sự và máy bay, theo hãng tin RIA Novosti.

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga-5
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: CNN)

Nga cũng khẳng định không tấn công vào các thành phố của Ukraine. Thông báo cũng cho biết dân thường không bị đe dọa. 

Trước đó, ngày 24-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã triển khai một "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine. Ông cho biết mục tiêu của hành động là "phi quân sự hóa" vài tuyên bố rằng đó là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk ly khai và Nga.

Ukraine nằm ở đâu?

Ukraine là một quốc gia chủ quyền ở Đông Âu, giáp với Nga ở phía đông và đông bắc; giáp với Belarus ở phía tây Bắc; giáp với Ba Lan và Slovakia ở phía tây; giáp với Hungary , Romania và Moldova ở phía tây nam; giáp với biển Đen ở phía nam và biển Azov ở phía đông nam.

Hành chính

Tên tiếng Anh: Ukraine 

Loại chính phủ: Tổng thống nghị viện 

ISO: ua, UKR 

Tên miền quốc gia: ua 

Múi giờ: +2:00 

Mã điện thoại: +380 

Thủ đô: Kiev 

Các thành phố lớn: Dnipropetrovsk, Donetsk, Kharkiv, Lviv, Odesa

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga-8
Vị trí của Ukraine

Địa lý 

Diện tích: 601.628 km². 

Địa hình: chủ yếu bằng phẳng; 95% đất đai là đồng bằng và 5% là núi. 

Khí hậu: hai vùng khí hậu: ôn đới và cận nhiệt đới (bờ nam Crimea) 

Nhân khẩu 

Dân số: 43.733.759 người (07/2020 theo DanSo.org) 

Dân tộc chính: Ukraina, Nga, Belarusians, Moldovans, Hungari, Bulgarians, Jews, Ba Lan, Crimean Tatars, và các nhóm khác. 

Tôn giáo: Chính thống Ucraina, Công giáo Hy Lạp Ucraina, Do Thái giáo, Công giáo La Mã, Hồi giáo 

Ngôn ngữ: Ukrainian (chính thức), Nga, khác

Kinh tế

Tài nguyên: hạt, đường, hạt hướng dương. 

Sản phẩm Nông nghiệp: than, quặng sắt, dầu khí, sỏi, muối; Ozocerite và trầm tích lưu huỳnh lớn nhất trên thế giới. 

Xuất khẩu: kim loại đen và kim loại màu, nhiên liệu và sản phẩm dầu mỏ, hóa chất, máy móc thiết bị vận tải, thực phẩm. 

Đối tác xuất khẩu: Nga 12,7%, Thổ Nhĩ Kỳ 7,3%, Trung Quốc 6,3%, Ai Cập 5,5%, Ý 5,2%, Ba Lan 5,2% (2015) Nhập khẩu: năng lượng, máy móc, thiết bị, hóa chất. 

Đối tác nhập khẩu: Nga 20%, Đức 10,4%, Trung Quốc 10,1%, Belarus 6.5%, Ba Lan 6.2%, Hungary 4.2% (2015) 

Tiền tệ: Ucraina Hryvnia (UAH) 

GDP: 150,40 tỷ USD (2019 theo IMF)

Theo tìm hiểu, Ukraine hiện đang tranh chấp lãnh thổ với Nga về bán đảo Crimean mà Nga đã sát nhập vào năm 2014 nhưng Ukraine và hầu hết các cộng đồng quốc tế công nhận nó thuộc quyền sở hữu của Ukraine.

Ukraine được coi là vựa lúa mì của cả thế giới do đất canh tác màu mỡ và nó vẫn là 1 trong những nước lớn nhất trên thế giới về xuất khẩu ngũ cốc. Nhưng những thế, Ukraine còn có 1 khu vực lớn công nghiệp nặng, đặc biệt là trong không gian vũ trụ và thiết bị công nghiệp.

Ukraine là một nước cộng hòa đơn nhất dưới một hệ thống bán tổng thống với quyền hạn riêng biệt: lập pháp , hành pháp và tư pháp. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Kiev. Ukraina có nền quân sự lớn thứ hai ở châu Âu chỉ  sau Nga. Ukraine là ngôn ngữ chính thức của Ukraine; bảng chữ cái của nó là Cyrillic.

Vùng ly khai Ukraine ở đâu?

Ngày 21/2, truyền thông Nga phát cảnh Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận sự độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LNR).

“Tôi cho rằng cần phải đưa ra quyết định mà lẽ ra phải được đưa ra từ lâu để công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk”, ông Putin nói. Giờ đây, các nhà lập pháp Nga sẽ được yêu cầu xem xét tuyên bố về tình hữu nghị và sự ủng hộ với hai khu vực này.

Hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, nằm ở vành đai phía Đông Ukraine, được nhóm ly khai lập ra từ năm 2014. Được biết, hai vùng ly khai này thuộc Donbass, trước chiến tranh là trung tâm công nghiệp với các nghề khai thác mỏ và sản xuất thép, cũng như là nơi có trữ lượng than lớn.

Dù nhóm ly khai tuyên bố tất cả khu vực thành phố Donetsk và Lugansk phía Đông Ukraine là lãnh thổ của họ, nhưng họ chỉ kiểm soát khoảng một phần ba diện tích (theo một số ước tính là khoảng 16.834 km vuông, phần giáp Nga). Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga có công nhận các khu vực kiểm soát thực tế của hai nước cộng hòa tự xưng này hay không.

Lịch sử mâu thuẫn

Cuối năm 2013, đầu năm 2014, sau khi Tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Yanukovych, quyết định không ký kết một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu, các cuộc biểu tình lớn của những người phản đối nổ ra. Hoạt động biểu tình trở nên ngày càng mất kiểm soát và gây nhiều thương vong. Ông Yanukovych bỏ sang Nga và bị Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất.

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga-9
Bản đồ thể hiện khu vực ly khai Ukraine (Nguồn: Will Chase/TNZT)

Sau khi ông Yanukovych  ra đi, người dân ở Crimea tổ chức trưng cầu dân ý tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Xung đột giữa chính quyền mới ở Kiev với miền Đông chủ yếu nói tiếng Nga leo thang thành các cuộc giao tranh.

Lực lượng ly khai ở Donetsk và Lugansk tổ chức trưng cầu dân ý để tuyên bố độc lập khỏi Ukraine. Kiev và phương Tây cáo buộc Nga hỗ trợ quân nổi dậy bằng quân đội và vũ khí, nhưng Nga phủ nhận.

Các cuộc đụng độ giữa phe ly khai và lực lượng do Kiew hậu thuẫn vẫn tiếp tục từ năm 2014, khiến 14.000 người chết. Bạo lực, chia rẽ và suy thoái kinh tế đã gây thiệt hại nặng nề. Hơn 2 triệu người đã bỏ đi

Đến năm 2015, Nga và Ukraine đã nhất trí về thỏa thuận hòa bình Minsk, một kế hoạch do Pháp và Đức làm trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Kiev và phe ly khai. Theo thỏa thuận, Ukraine sẽ trao cho hai khu vực một địa vị đặc biệt và quyền tự chủ đáng kể để đổi lấy việc giành lại quyền kiểm soát biên giới với Nga.

Tuy nhiên sau đó thỏa thuận này đi vào bế tắc. Ông Putin cáo buộc Ukraine không có ý định thực hiện các điều khoản. Ukraine tìm cách sửa đổi thỏa thuận khi cho rằng các điều khoản của Nga sẽ mang lại cho Moskva quyền lực để tác động đến chính sách đối ngoại của Ukraine và làm suy yếu chủ quyền của nước này.

Thỏa thuận Minsk có gì?

Các thỏa thuận Minsk được ký kết vào năm 2014 và 2015

Với thỏa thuận Minsk I (2014), Ukraine và phe ly khai đồng ý ngừng bắn với 12 điều khoản, bao gồm trao đổi tù nhân, cung cấp viện trợ nhân đạo và rút vũ khí hạng nặng. Thỏa thuận nhanh chóng đổ vỡ, với sự vi phạm của cả hai bên, theo Reuters.

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga-0
Thỏa thuận Minsk II được kí kết năm 2015

Đại diện của Nga, Ukraine, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và lãnh đạo hai khu vực ly khai sau đó đã ký thỏa thuận Minsk II 13 điểm vào tháng 2/2015. Song một số bước quân sự và chính trị đề ra theo thỏa thuận này vẫn chưa thực hiện được. Nga cho rằng, họ không phải một bên trong cuộc xung đột nên không bị ràn buộc bởi các điều khoản.

Ví dụ, điểm 10 kêu gọi rút tất cả lực lượng vũ trang và thiết bị quân sự của nước ngoài khỏi hai khu vực Donetsk và Lugansk: Ukraine nói điều này ám chỉ các lực lượng từ Nga, nhưng Moskva phủ nhận việc có bất kỳ lực lượng nào ở khu vực xung đột.

Các điều khoản khác đề cập đến việc tăng cường đối thoại và thừa nhận địa vị đặc biệt của Donetsk và Lugansk, cũng như khôi phục toàn quyền kiểm soát biên giới của chính phủ Ukraine. Thỏa thuận cũng đề ra một đường ranh giới tạm thời (Line of Contact) ngăn cách các khu vực do lực lượng chính phủ và phi chính phủ kiểm soát.

Tại sao Donetsk và Lugansk không sáp nhập làm một?

Trong hoàn cảnh cùng đối phó với lực lượng chính phủ, đã có những thảo luận về việc hợp nhất hai cộng hòa nhân dân tự xưng là DNR và LNR thành Novorossiya (nước Nga mới), song điều này không thành hiện thực.

Cụ thể, cả Donetsk và Lugansk đều từng công bố ý định hợp nhất thành Novorossiya vào tháng 5/2014. Tuy nhiên, đến tháng 5/2015, lãnh đạo “quốc hội chung” Oleg Tsarev thông báo rằng kế hoạch này bị tạm hoãn. Lý do được Tsarev đưa ra là Novorossiya không phù hợp với thỏa thuận Minsk II.

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga
Người dân Donbass đổ ra đường ăn mừng sau khi Nga tuyên bố công nhận hai nhà nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk (Ảnh: Sputnik)

Thỏa thuận kêu gọi các cuộc bầu cử địa phương được tổ chức ở từng khu vực do phe ly khai kiểm soát ở Donetsk và Lugansk theo luật pháp Ukraine để quyết định về "chính quyền địa phương tự trị" - đây chính là điều khiến nhà nước tự xưng Novorossiya khó có thể được hình thành.

Bên cạnh đó một số lãnh đạo DNR cũng cho biết rằng Novorossiya không nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài, cụ thể hơn ở đây là Nga, bởi Moskva khi đó muốn tìm một giải pháp chính trị để giải quyết vấn đề Donbass thông qua Minsk II.

(Tổng hợp)

Xem thêm: Những mốc thời gian quan trọng từ ngày Nga đưa quân áp sát Ukraine đến khi chiến sự nổ ra

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận