Trắc nghiệm yêu văn học: Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã điểm tên mấy "kẻ dị dạng"?

Theo nhà văn Vũ Trọng Phụng, "Số đỏ" tập trung cao độ thể hiện sự dị dạng của con người trong 1 xã hội đang tư sản hóa cuối mùa. Vậy, tác giả đã điểm tên mấy "kẻ dị dạng" trong tác phẩm này?

Đỗ Thu Nga
11:13 04/08/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã điểm tên mấy "kẻ dị dạng"?

A. 5

B. 6

C. 7

ĐÁP ÁN: C - 7

"Số đỏ" là tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, được đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7/10/1936. Tác phẩm được in thành sách lần đầu năm 1938. 

Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất từ năm 1975 cho đến năm 1986.

Nhưng đến nay, tác phẩm Số đỏ đã được tái xuất bản và được phê duyệt ở Việt Nam. Đồng thời đoạn trích của tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình học ở trong nước (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 với tên gọi: Hạnh phúc của một tang gia).

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-0

Tiểu thuyết "Số đỏ" đã chứng minh, Vũ Trọng Phụng là bậc thầy trong việc xây dựng nhân vật. Với những tên gọi đặc biệt, tính cách đặc biệt, Vũ Trọng Phụng đã tạo ra Số đỏ với tập hợp những kẻ dị dạng đại diện cho một xã hội lố lắng, kệch cỡm thời bấy giờ.

Trong cuốn tiểu thuyết dài 20 chương này, Vũ Trọng Phụng đã nhắc đến 7 "kẻ dị dạng":

- Xuân Tóc Đỏ - một kẻ đầu đường xó chợ, phơi thân ra vỉa hè làm đủ nghề từ trèo me, bán lạc... nên tóc đỏ quạch, nhờ số đỏ cộng thêm sự lưu manh trở thành đốc tờ, tiến sĩ, giáo sư quần vợt, nhà cải cách xã hội, nhà cải cách Phật giáo, cố vấn cho báo Gõ Mõ cuối cùng là “anh hùng cứu quốc”, “bậc vĩ nhân. 

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-1

- Bà Phó Đoan – mụ góa bụa thủ tiết hai đời chồng, với cái mong muốn nhất đời là tìm lại cảm giác được bị hiếp. Ấy vậy mà bà vẫn gật gù vì mình đã hư hỏng một cách khoa học.

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-2

- Cô Hoàng Hôn - cắm sừng cho chồng, đi khách sạn với bồ nhưng triết lý: “Có chồng thôi mà không có nhân tình? Thế là hèn, là xấu, là không có đức hạnh gì cả, không có thông minh nhan sắc gì cả, nên chẳng ma nào nó thèm chim!… Có ăn có chọi mới gọi là trâu chứ!”.

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-4

- Cụ Cố Hồng - một ông già gần 60 tuổi, nghiện thuốc phiện nặng và lúc nào cũng tỏ ra là mình già. Ông có câu nói nổi tiếng đã đi vào đời sống: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!".

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-5

- Văn Minh - một kẻ đi Tây du học 6-7 năm nhưng không có nổi một mảnh bằng, mở hiệu may với tôn chỉ cổ vũ phòng trào “Âu hóa” nhằm “phô ra những bộ phận kín đáo của phái đẹp” với cái áo “Ỡm ờ”, cái quần “Hãy chờ một chút”, áo lót “Hạnh phúc” và cả cái coóc sê “Ngừng tay”…

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-6

- Ông Phán mọc sừng - một người đàn ông bất lực, có vợ ngoại tình nhưng không lấy làm buồn vì “cái sừng” mọc trên đầu. Ông có thể đóng kịch giỏi tới mức trong đám tang có thể khóc oặt cả người, khóc “Hứt! Hứt! Hứt”…

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-7

- Cậu Phước - con cầu, con khẩn của bà Phó Đoan, lớn tướng nhưng chẳng biết làm gì ngoài lời nói vô nghĩa lặp đi lặp lại: "Em chã, em chã".

Bằng ngòi bút trào phúng, lối viết ngấu nghiến, nhịp điệu dồn dập, giọng văn phảng phất thái độ khinh miệt, nhà văn đã tạo ra những nhân vật dị biệt, khác lạ từ tính cách đến tên gọi.

Thông qua đó, tác giả đả kích sâu cay các phong trào “Âu hóa”, “thể thao”, “giải phóng nữ quyền” đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh “văn minh”, “tiến bộ”, “cải cách xã hội” mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nề nếp đạo đức của ông cha …

Xem thêm: Trắc nghiệm yêu văn học: Thôn Vĩ Dạ trong thơ Hàn Mặc Tử là ở tỉnh nào?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận