Trái đất bị tách vỏ, lõi bên trong xoay nghiêng như một quả cầu lỏng

Theo các nhà nghiên cứu, Trái đất thật sự không gắn chặt với 2 lớp lõi bên trong, đã bị xoay nghiêng trong kỷ Phấn Trắng như một quả cầu lỏng. Bắc Cực đã chạy lung tung trong suốt 84 triệu năm qua.

Đỗ Thu Nga
08:44 21/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo Daily Mail, phát hiện trên đến từ những phiến đá vôi cổ đại ở dãy núi Apennine của Ý, nơi các hạt từ tính siêu nhỏ trong đá tiết lộ các cực tư của Trái đất từng bị lệch đi rất lớn và đến hiện tại vẫn chưa tìm được đường trở về vị trí ban đầu.

Nhà địa chất học Joe Krischvink từ Viện Khoa học Sự sống Trái đất của Đại học Tokyo (ELSI) nói rằng, vào 84 năm về trước, lớp vỏ và lớp phủ của Trái đất đã xoay lệch khỏi lõi, khiến Bắc Cực chạy một quãng khá xa về phía Nam, trục hành tinh nghiêng đến 12 độ. Sự việc này xảy ra vào thời kỳ Phấn Trắng khi loài khủng long lang thang khắp lục địa.

trai-dat-bi-tach-vo-loi-ben-trong-xoay-nghieng-nhu-mot-qua-cau-long-0
Bắc Cực đã chạy lung tung suốt 84 triệu năm

Chưa dừng lại ở đó, trong suốt quãng thời gian từ đó đến nay, Trái đất đã "vật vã" tìm đường về vị trí cũ, có lúc lại xoay ngược đến 25 độ. Vậy nên trong suốt 84 triệu năm đó, Bắc Cực và Nam Cực thực sự đã chạy lung tung khắp một vùng rộng lớn. Các tính toán ban đầu chỉ ra rằng, cần ít nhất 5 triệu năm nữa để hành tinh của chúng ta điều chỉnh về vị trí ban đầu.

Tiến sĩ Krischvink giải thích rằng: Trái đất của chúng ta đã không liên kết đủ chặt chẽ như chúng ta từng nghĩa. Lõi hành tinh gồm một lõi trong bằng kim loại rắn và một lõi ngoài nóng chảy. Chính phần lõi nóng chảy này khiến "lớp áo" ngoài bị lỏng lẻo, dễ dàng bị trượt đi và xoay nghiêng không đồng nhất với phần lõi.

Một báo cáo trước đó cũng từng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự tách vỏ, chạy lung tung này là do quá trình kiến tạo mảng đã làm thay đổi đột ngột sự phân bố trọng lượng hành tinh.

trai-dat-bi-tach-vo-loi-ben-trong-xoay-nghieng-nhu-mot-qua-cau-long
Các phiến đá cổ ở Ý đã cũng cấp dữ liệu rõ ràng về các cú chao nghiêng của Trái đất

Trước đó vào tháng 7/2020, trong nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, các nhà khoa học ở Đại học Hampton, Đại học Northeastern (Mỹ), Đại học Hồng Kông, Đại học Công nghệ Đại Liên, Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc (Trung Quốc) đã dùng mô phỏng toán học để lật lại lịch sử địa chất của Trái Đất non trẻ.

Trong quá khứ xa xôi, đã có một thời kỳ núi lửa đột nhiên trỗi dậy, mang vật liệu nóng từ lõi "địa ngục" lên bề mặt. Theo thời gian, lớp đá nóng chảy bị núi lửa phun ra sẽ nguội đi và chìm xuống, với một phần nhiệt bị mất vào không gian. Quá trình này làm mát dần thạch quyển và "khóa" nhiệt đối lưu trong phần lõi, khiến bên trong hành tinh nóng lên và bắt đầu giãn nở. Áp lực lên lớp vỏ hóa rắn ngày càng lớn và cuối cùng nó đã vỡ.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân nào dẫn đến quá trình nóng lên trở lại của trái tim hành tinh, đi ngược lại với sự nguội dần đồng bộ mà các nhà khoa học tìm thấy ở các hành tinh khác.

Song sự kiện khủng khiếp đó đã đem lại phép màu cho hành tinh. 15 mảnh vỏ bị vỡ ra, liên tục chuyển động, tạo ra hoạt động gọi là "kiến tạo mảng", giúp hành tinh một cảnh quan có một không hai, vối núi, đồi, thung lũng, sông, hồ… phức tạp trên các lục địa, các núi lửa thỉnh thoảng phun trào, các lục địa nhập rồi lại tách theo quá trình hút chìm… 

Chính sự vận hành sôi động này được cho là đã giúp duy trì khí hậu dễ sống trên Trái Đất, cũng như đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng tạo ra sự sống sơ khai và sự tiến hóa của sự sống phức tạp sau này.

Xem thêm: Phát hiện sốc: "Hạt ma quỷ" neutrino không ngừng rơi xuống Trái đất

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận