Top những câu hỏi phụ thường gặp trong thi tốt nghiệp THPT

Câu hỏi phụ (câu lệnh phụ) là phần thi khá khó trong đề thi tốt nghiệp THPT. Để đạt điểm 9 trở lên bạn phải làm tốt phần thi này. 

Đỗ Thu Nga
13:00 11/06/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gợi ý cách làm câu hỏi phụ trong NLVH

Bước 1: Xác định đề yêu cầu gì (hỏi gì- đáp nấy )

Bước 2: Phần dẫn dắt vào yêu cầu câu hỏi phụ

- Nêu khái niệm với các đề yêu cầu: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo,…

- Dùng lí luận văn học với các đề: vẻ đẹp con người trong cách mạng,…

Bước 3: Làm rõ yêu cầu phụ

- Ví dụ: nêu giá trị nhân đạo (Tố cáo, ca ngợi, thể hiện lòng đồng cảm, chỉ ra lối thoát cho nhân vật)

Bước 4: Khẳng định rõ hơn yêu cầu phụ

- Dùng lí luận văn học, trích dẫn,…

top-nhung-cau-hoi-phu-thuong-gap-trong-thi-tot-nghiep-thpt
Đề thi tốt nghiệp Ngữ văn 2023

Một số câu hỏi phụ thường gặp trong thi tốt nghiệp THPT

* Bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

- Nhận xét chất nhạc, chất họa trong thơ Quang Dũng

- Nhận xét nét riêng của Quang Dũng khi khắc họa bức chân dung về người lính

- Nhận xét về tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến

- Nhận xét về vẻ đẹp lí tưởng người lính Tây Tiến

* Bài Việt Bắc (Tố Hữu)

- Nhận xét về phong cách nghệ thuật bài thơ

- Làm rõ sự hài hòa chất nhạc và chất thơ

* Bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

- Nhận xét chất sử thi trong đoạn trích đất nước

- Nhận xét cách sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian

- Làm rõ cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước của tác giả

* Bài sóng (Xuân Diệu)

- Bàn luận về nét truyền thống và hiện đại của tình yêu người con gái trẻ trong thơ Xuân Diệu

- Nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em

- Nhận xét về phong cách nghệ thuật bài thơ

* Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- Nhận xét chất trữ tình, chất thơ trong hình ảnh sông Hương

- Nhận xét về cái nhìn mang tính phát hiện về dòng sông

- Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Nhận xét về phong cách hoàng Phủ Ngọc Tường

* Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

- Bình luận về cái nhìn mang tính phát hiện về con người của Nguyễn Tuân

- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình tượng Sông Đà

- Nhận xét về cái tôi độc đáo của Nguyễn Tuân

- Nhận xét về chất ngông trong thơ Nguyễn Tuân

- Nhận xét về góc nhìn con người lao động trong thời kỳ mới

- Nhận xét về những chuyển biến trong phong cách của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng

* Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

- Nhận xét về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm vợ chồng a phủ

- Nhận xét về vẻ đẹp con người lao động vùng Tây Bắc

- Cảm nhận về chất thơ trong vợ chồng a phủ

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả xây dựng nhân vật của Tô Hoài

* Vợ Nhặt (Kim Lân)

- Nhận xét về giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ Nhặt

- Nhận xét về khát vọng sống của con người trong nạn đói

- Nhận xét về cách xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Nhận xét về vẻ đẹp tiềm tàng của nhân vật thị, bà cụ tứ. Từ đó nêu nhận xét chung về vẻ đẹp tiềm tàng của người phụ nữ Việt Nam

- Nhận xét về cách xây dựng tâm lý nhân vật của Kim Lân

* Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

- Nhận xét về vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài. Từ đó nêu những nhận xét chung về hình tượng người mẹ Việt Nam

- Nhận xét về phát hiện của nhân vật Phùng

- Nhận xét về triết lý nhân sinh của Nguyễn Minh Châu

- Nhận xét về giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực.

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Sứ mệnh của nhà văn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận