Thiếu niên tự kỷ quyết chí trở thành ông chủ sau 13 lần xin việc thất bại

Cậu thiếu niên tự kỷ 16 tuổi Clay Lewis đã được Tổng thống Australia trao tặng giải thưởng Creative Futures (sáng tạo tương lai) sau khi vượt lên chính mình, thành lập công ty vệ sinh "ăn nên làm ra".

Đỗ Thu Nga
06:00 07/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Clay Lewis (16 tuổi, sống ở TP Brisbane, Australia) bị mắc chứng bệnh tự kỷ. Cậu bị hạn chế khả năng giao tiếp, cách nói chuyện khó hiểu. May mắn thay, Clay Lewis được lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ.

Nhưng Clay Lewis hiểu rằng, cậu không thể sống cả đời trong vòng tay của bố mẹ được. Bệnh tự kỷ khiến cậu khó khăn trong việc tìm kiếm công việc bán thời gian sau giờ học. Cậu từng nói rằng đã cố gắng tìm một công việc trong nhà hàng thức ăn nhanh nhưng đều thất bại.

Clay Lewis tin rằng, một ngày nào đó các ông chủ sẽ hiểu và nhận cậu vào làm việc. Nhưng kết quả là 13 lần đi xin việc đều thất bại thảm hại. Clay Lewis mất 2 năm để tìm việc làm thêm nhưng không có một nơi nào chịu nhận cậu. 

thieu-nien-tu-ky-tro-thanh-ong-chu-sau-13-lan-xin-viec-that-bai-3
Clay vốn là cậu bé tự kỷ, không thể xin việc ở bất kỳ đâu

Trong lúc bị "cả thế giới" xua đuổi,  Clay Lewis bỗng nảy ra một ý tưởng táo bạo, cậu muốn làm chủ, muốn thành lập một công ty của riêng mình để đặt dấu chấm hết cho những chuỗi ngày đi xin việc dài đằng đẵng trong vô vọng. Clay Lewis tự lên kế hoạch về việc mở công ty và xin sự hỗ trợ từ gia đình.

Cô Laura – mẹ của Clay chia sẻ rằng: "Chồng tôi và tôi đã học cách không phàn nàn về những thiếu sót của Clay, vì tôi biết nó là người không bao giờ lùi bước trước những thất bại. Nó có thể làm được và lúc này nó cần sự hỗ trợ từ mọi người. Với suy nghĩ này, chúng tôi đã gặp Fiona Moore, một chuyên gia tư vấn, giúp chúng tôi lên ý tưởng và sau đó Công ty Bin Cleaning do chính Clay làm chủ ra đời”.

Nhờ sự ủng hộ từ bố mẹ, Clay Lewis đã mở được công ty Bin Cleaning. Công việc chính của ông chủ Clay là làm sạch các thùng xe rác cho khách hàng. Cụ thể, sau mỗi giờ học, Clay sẽ đi xung quanh khu phố Redland nơi cậu sống để làm sạch các thùng rác cho các hộ gia đình, nhà hàng... với mức phí nhận về là 10USD/thùng. Nếu gia đình nào có 2 thùng rác thì thùng thứ 2 sẽ được giảm giá chỉ còn 5USD/thùng mà thôi.

thieu-nien-tu-ky-tro-thanh-ong-chu-sau-13-lan-xin-viec-that-bai-9
Với quyết tâm chiến thắng số phận, Clay đã tự mở công ty và trở thành ông chủ

Clay từng chia sẻ với truyền thông rằng, mọi thứ dường như khá thuận lợi vì ngành nghề của của cậu không phải cạnh tranh với bất kỳ ai. Chỉ có một điều khó khăn duy nhất trong cộng theo Clay đó là: "“Thường là vào mùa hè sẽ rất vất vả vì các thùng rác bốc mùi hôi kinh khủng. Có lúc khó chịu đến nổi buồn nôn nhưng đây là công việc vì vậy cháu phải cố gắng hoàn thành. Cháu thường phải đeo khẩu trang khi làm việc nhưng mùi của những con giòi cứ bốc lên dai dẳng".

Nói về công ty của con trai, mẹ Clay chia sẻ: "Tôi giúp đỡ con mở công ty và phụ trách các công việc như gửi email, lên lịch và thực hiện các giao dịch. Việc này nhằm giúp con trai nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, tự tin hơn và có thể đi trên chính đôi chân của mình".

Bà Laura cũng từng tiết lộ, đối với Clay, mùi hôi là thứ rất kinh khủng, bởi cậu khá nhạy cảm với mùi, hình ảnh và âm thanh do chứng rối loạn xử lý cảm giác mà hầu như những người mắc chứng tự kỷ nào cũng đều mắc phải. Song công việc đã giúp phá bỏ giới hạn của Clay. Cậu bé kiên trì làm việc, thậm chí còn đề nghị làm sạch thùng rác miễn phí cho các tổ chức từ thiện. 

thieu-nien-tu-ky-tro-thanh-ong-chu-sau-13-lan-xin-viec-that-bai
Clay không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn biết cách níu chân khách hàng

Không chỉ chăm chỉ, chu đáo để khách hàng hài lòng, Clay còn biết cách giữa chân khách hàng bằng chính sách "khuyến mại" với các dịch vụ nhỏ như sắp xếp lại ống nước.

"Một năm qua, cháu đã nhận ra rằng, điều quan trọng nhất là phải luôn hoàn thành công việc thật tốt để khách hàng hài lòng và tiếp tục giao dịch với công ty. Vì vậy, cháu thường làm thêm những việc nhỏ nhặt như cuộn lại vòi nước giúp họ khi chúng bị cuộn vào nhau”.

Thái độ phụ vụ nhiệt tình của Clay nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Có người từng nhận xét: "Cậu ấy có một đạo đức nghề nghiệp tuyệt vời, trung thực và rất siêng năng”.

Giờ đây, Clay có thể trực tiếp giao dịch với khách hàng và hiện công ty của cậu đã hoạt động được 1 năm với khoản thu hơn 6.000USD kể từ khi bắt đầu kinh doanh và có một lượng khách hàng kha khá, 70 khách hàng. Trong đó có khoảng 30 khách hàng thường xuyên và 3 nhân viên là những người bạn học.

thieu-nien-tu-ky-tro-thanh-ong-chu-sau-13-lan-xin-viec-that-bai-0

Tương lai, Clay có nhiều kế hoạch để phát triển công ty, mở rộng kinh doanh bằng cách cung cấp thêm nhiều dịch vụ như rửa xe, vệ sinh đường lái vào nhà cho khách hàng. 

"Điều này cũng có nghĩa là sau khi tốt nghiệp thằng bé đã có một doanh nghiệp để làm việc và từ đây đã có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình", bà Laura xúc động chia sẻ.

Được biết, Clay Lewis đã may mắn được Tổng thống Australia trao tặng giải thưởng Creative Futures (sáng tạo tương lai) tại dinh thống đốc. Đối với Clay, đây là vinh dự rất to lớn, còn đối với cha mẹ, đây là niềm hạnh phúc không gì sánh được.

Câu chuyện của Clay đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người khuyết tật, thanh thiếu niên đang chênh vênh giữa cuộc đời.

Xem thêm: Câu chuyện buồn nhưng đầy nghị lực của chàng trai không dạ dày, ruột kết và túi mật

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận