Toàn cầu có thể rơi vào tình trạng khan hiếm giấy vệ sinh do tắc nghẽn kênh đào Suez

Tổng giám đốc Công ty Suzano SA (Brazil) cảnh báo, nếu tình trạng tắc nghẽn ở kênh đào Suez không được giải quyết thì thế giới sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm giấy vệ sinh.

Đỗ Thu Nga
10:17 29/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kênh đào Suez là 1 trong những tuyến giao thông thương mại lớn nhất thế giới. Trung bình có khoảng 50 tàu hàng lớn lưu thông qua kênh đào này mỗi ngày. 

Kênh đào Suez trên lãnh thổ Ai Cập tạo ra một lối đi tắt cho những con tàu chở hàng đi từ cảng châu Âu - châu Mỹ đến cảng phía nam châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và châu Đại Dương. Nó trở thành đường giao thông siêu quan trọng.

Song hiện tại, kênh đào đang bị tắc ngã bởi "siêu tàu" Ever Given có tải trọng 200.000 tấn. Chính vụ siêu tắc nghẽn này đã khiến các con tàu từ châu Âu hay châu Mỹ sang châu Á và ngược lại phải đi vòng xuống phía Nam của Nam Phi thì mới có thể di chuyển được. Thời gian đi qua đó sẽ bị chậm khoảng 10 - 14 ngày so với đi qua kênh đào Suez, chưa kể nó còn tiêu tốn nhiên liệu và chi phí vận chuyển vẫn vậy. 

Hầu như các vật dụng hàng ngày đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng ách tắc này, trong đó có cả thực phẩm và giấy vệ sinh. Ông  Walter Schalka - Tổng giám đốc Công ty Suzano SA (Brazil), nhà sản xuất nguyên liệu thô để làm giấy vệ sinh lớn nhất thế giới cảnh báo: Nếu tình trạng này trở nên tồi tệ hơn, cuộc khan hiếm giấy vệ sinh trên toàn cầu là điều không thể tránh khỏi.

the-gioi-dung-truoc-nguy-co-thieu-giay-ve-sinh-do-kenh-suez-tac-nghen-9
"Siêu tàu" mắc kẹt tại kênh đào

Ngoài tình trạng có thể khan hiếm giấy vệ sinh, sự cố tắc nghẽn này còn có thể gây ra nguy cơ khiến gia súc rơi vào cảnh chết đói. Bởi việc giải cứu con tàu này có thể mất đến vài tuần do tàu quá lớn.

Khi đó, các tàu có thể tiếp thức ăn cho động vật tại cảng Said và Suez gần đó nếu nguồn cung gần hết. Song quá trình này không hề đơn giản vì có rất nhiều tàu cũng neo đậu tạm tại cảng này để chờ đợi.

Bà Gerit Weidinger, điều phối viên châu Âu của tổ chức Animals International cho biết bà e rằng nếu cuộc khủng hoảng kéo dài. Tình trạng sức khỏe của động vật có thể trở thành vấn đề đáng lo ngại. Gia súc cần nước uống, thức ăn - những thứ chỉ được dự trữ đủ để cầm cự thêm từ  2 đến 3 ngày nếu như sự cố phát sinh. 

"Nỗi sợ hãi lớn nhất là động vật hết thức ăn và nước uống. Chúng bị mắc kẹt trên tàu có nghĩa là có nguy cơ bị đói. mất nước, bị thương, tích tụ chất thải, khiến chúng có thể nằm xuống. Thủy thủ đoàn cũng không thể xử lý xác động vật trong kênh đào Suez. Về cơ bản, đó là một quả bom hẹn giờ nguy hiểm với động vật, thủy thủ đoàn và bất kỳ người nào liên quan", bà nói.

Ông Lars Jensen - chuyên gia vận chuyển container độc lập có trụ sở tại Đan Mạch cho biết: "Về cơ bản, bất cứ thứ gì được bày bán trong các cửa hàng đều bị ảnh hưởng bởi sự cố này". Việc tàu Ever Given bị mắc cạn là một đòn giáng nữa vào hệ thống vận chuyển toàn cầu vốn đã bị gián đoạn do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.

Sự gián đoạn do dịch COVID-19 đã và đang tàn phá thương mại toàn cầu với các cảng bị tắc nghẽn, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng và việc giao hàng bị chậm trễ. Sự cố tắc nghẽn này đang được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm.

Sau 6 ngày bị mắc kẹt, mọi nỗ lực "giải cứu" Ever Ginen vẫn chưa có chuyển biến tích cực. Hôm 27/3, Chủ tịch Shoei Kisen – công ty sở hữu con tàu Ever Green cho biết, 10 tàu kéo đã được huy động và các công nhân đang nạo vét để loại bỏ cát và bùn xung quanh mạn trái của mũi tàu để cố gắng đưa nó trở lại khi thủy triều lên và đi ra biển. Công ty đã xem xét việc dỡ bỏ các container trên tàu để giảm trọng lượng, nhưng điều này rất khó thực hiện. Chủ tịch Shoei Kisen nói: "Chúng tôi xin lỗi vì đã làm tắc nghẽn giao thông, gây ra rắc rối và lo lắng cho nhiều người". 

Chuyện ít người biết về kênh đào Suez: Tuyến đường thủy huyết mạch quan trọng bậc nhất

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận