Lần đầu tiết lộ thân thế phức tạp của ông Lộc trong Tam Đa "Phúc - Lộc - Thọ"
Ông Lộc được xem là vị thần có thân thế phức tạp nhất trong bộ Tam Đa thượng đẳng phúc thần. Hiện nay có không ít câu chuyện, sự tích về nguồn gốc của ông Lộc.
Bộ Tam Đa "Phúc - Lộc - Thọ" các các vị thần mang biểu tượng của tiền tài, hạnh phúc, thịnh vượng. Mỗi vị thần trong Tam Đa đều có một sự tích về nguồn gốc thân thế riêng nhưng ông Lộc lại là vị thần có thân thế phức tạp nhất.
Theo quan niệm dân gian Việt Nam, ông Lộc là Đậu Từ Quân, giữa chức quan thừa tướng của nhà Tấn (Trung Quốc). Nhà Tấn được Tư Mã Viêm lập ra sau thời kỳ Tam Quốc nổi tiếng.
Đậu Từ Quân là vị quan lớn trong triều nhưng tham tiền tài. Trong suốt quá trình làm quan ông ta rất thích được hoàng đế ban thưởng. Đằng sau vua, ông ta nhận hối lộ từ việc mua quan bán tước...
Tài sản của Đậu Từ Quân nhờ đó mà ngày càng nhiều, chất cao như núi. Mặc dù thích tiền nhưng ông ta cũng có quy tắc sống riêng của mình. Đậu Từ Quân không tham ô công quỹ, không bòn rút của công, chỉ thích được người khác mang của đến biếu.
Đậu Tử Quân sống trong nhung lụa dưới 1 người trên vạn người nhưng lại có một nỗi sầu cực lớn đó là chưa có cháu đích tôn. Do buồn rầu lo lắng mà sinh ra tâm bệnh. Trước khi qua đời ông than: "Lộc ta để cho ai bây giờ? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?".
Và chính vì sự giàu sang quyền quý của Đậu Từ Quân mà sau này dân gian gọi ông là ông Lộc. Song do Đậu Từ Quân không có cháu đích tôn nên khi tạc tượng hay vẽ hình, ông Lộc là người duy nhất trong tam đa không được miêu tả đứng gần trẻ em.
Còn theo quan niệm của người Trung Quốc, thân thế của ông Lộc có rất nhiều điều phức tạp. Theo tờ Sohu, ông Lộc thường được đánh đồng với thần tài, là biểu tượng của giàu sau phú quý. Xuất thân của ông Lộc chính là Triệu Công Minh - nguyên soái dưới thời nhà Thương.
Triệu Công Minh chính là người phò táTrụ Vương chống Chu Vũ Vương nhưng thất bại, sau đó tử trận. Thậm chí trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, ông còn được thần thánh hóa thành người có tài phép, cưỡi một con cọp đen. Ông thường giả dạng làm ăn mày đến các nhà giàu có xin ăn, xin mặc.
Triệu Công Minh không xin ăn cho mình mà dùng cơm canh xin được phát cho người nghèo khổ. Sau khi Triệu Công Minh bị Khương Tử Nha tiêu diệt thì được phong làm thần và trở thành ông Lộc (mà như người Trung Quốc nói, ông ý chính là thần tài).
Tuy nhiên, người Trung Quốc cũng từng đưa ra sự tích cho rằng ông Lộc xuất thân từ thời Thương - Chu đó là Tử Can - văn thần nổi tiếng và là chú ruột của vua Trụ Vương chứ không phải là Triệu Công Minh.
Trong Phong thần nghĩa có đoạn viết, vì nhiều lần can gián việc triều chính nên Tỷ Can bị Trụ Vương ghét bỏ. Nghe lời Đát Kỷ, Trụ Vương đã cho quân moi trái tim “thất khiếu linh lung”(quả tim có 7 lỗ) ra xem. Nhưng dù bị moi tim Tỷ Can vẫn sống bình thường. Ông trở về nhà đem gia tài đi chia cho dân nghèo rồi đi lang thang khắp nơi.
Một lần nọ ông đến chợ hỏi người bán rau "không tim có sống được không". Người bán rau đáp "không tim tất chết". Tỷ Can nghe vậy ngã xuống chết ngay. Từ đó dân gian gọi ông là ông Lộc và phong là đệ nhất trung thần.
Chưa hết, Phan Trọng Yêm - một đại thần của Bắc Tống đã được dân gian kể lại cho nghe nguồn gốc xuất thân của ông Lộc. Theo ghi chép của tống sử, năm năm 1015, Phạm Trọng Yêm đỗ tiến sĩ, giữ chức Tư lý tham quân (chức quan quản lý việc hình ngục), dưới thời hoàng đế Tống Chân Tông.
Đến năm 1038, ông được điều đến Thiểm Tây chống quân Tây Hạ xâm chiếm và lập được công lớn. Năm 1403 ông giữ khu Khu mật phó sứ (tương đương với phó Tể tướng). Ông là vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân chúng. Ông nổi tiếng với câu nói: “Lo trước cái lo của thiên hạ. Vui sau cái vui của thiên hạ.”
Ông là người đứng đầu trong cải cách 10 điều (thời Tống Nhân Tông). Tuy nhiên, do bị phe gian thần chống đối nên cải cách của ông đã "chết yểu" ngay sau đó. Ông bị giáng chức, điều khổ điều đình. Vì là vị quan chính trực nên sau khi mất nhân dân phong ông làm ông Lộc.
Có có thuyết cho rằng, Phạm Trọng Yêm là do thần Văn Xương chuyển thế. Đây là vị thần cai quản công danh, tiền tài của thiên hạ.
Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau về thân thế của ông Lộc nhưng tất cả các câu chuyện trên đều cho rằng, ông Lộc có nguồn gốc từ chốn quan trường, sở hữu khối tài sản lớn. Vì thế trong các bức tranh vẽ hoặc tượng, ông Lộc thường mặc quan phục, đầu đội mũ quan, tay cầm chiếc hốt bạc lớn. Ông Lộc cũng gắn liền với hình ảnh con hươu, trong tiếng Trung Quốc, từ “hươu” phát âm giống với từ “lộc”.
Những câu nói trước khi viên tịch của vị Cao tăng khiến con người tỉnh ngộ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận