Táo Quân - vị thần được người Trung Quốc tôn sùng thực chất là ai?
Trong lịch sử Trung Quốc, từ thời Tiên Tần đến thời Minh - Thanh, việc cúng vị thần Táo Quân là lễ tế quan trọng của triều đình, được chuẩn bị hết sức công phu.
Trung Quốc là đất nước có tín ngưỡng đa thần, trong số các vị thần được người Trung Quốc cổ d dại tôn sùng, Thần Bếp có vị trí cao nhất. Người xưa có câu "Tam tế Táo, tứ thảo ốc" nghĩa là ngày 23 tế Thần Táo (Thần Bếp), ngày 24 quét dọn nhà cửa.
Người Trung Quốc bắt đầu phong tục tiễn ông Công ông Táo về trời từ thời Khổng Tử (năm 551 đến năm 479 trước công nguyên). Từ thời Tiên Tần đến thời Minh - Thanh, việc cúng ông Táo được xem là một lễ tế quan trọng của triều đình. Các thư tịch cổ của Trung Quốc có nhiều ghi chép về phong tục tế thần Táo quân.
Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, đêm 23 tháng Chạp hàng năm, Thần Bếp sẽ về trời và mùng 4 tháng Giêng sẽ quay về nhân gian. Thần Bếp thường được dân gian gọi là Táo Vương, Táo Quân, Ông Táo, Táo Vương Gia hay Thuận Diện Công, Tư Mệnh Công, Ngũ Quan Thần.
Từ thời nguyên thủy, Lửa đã trở thành đối tượng được sùng bái của con người. Trong cuộc sống của họ, bếp lửa không bao giờ tắt. Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Táo Quân có một lịch sử lâu dài. Sau thời Ngụy - Tấn, Táo Quân đã được đặt tên riêng.
Theo đó, tên đầy đủ của Táo Quân là "Đông Trù Ti Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phúc Thần Quân". Vào thời Xuân Thu, dân gian lưu truyền ngạn ngữ: "Dữ kỳ mị vu Áo, ninh mị vu Táo )Nịnh Thần Áo, thàn nịnh Thần Bếp).
Còn Khổng Tử thì giải thích rằng, nếu không lấy lòng Thần Bếp thì các thần sẽ tấu những việc xấu với Ngọc Hoàng Đại Đế. Cũng có có người nói, nếu ai đắc tội với Thần Bếp, nếu nghiêm trọng sẽ giảm thọ 300 ngày, nếu nhẹ số ngày sống sẽ giảm đi 100 ngày.
Kể từ thời nhà Thương đã bắt đầu thờ cúng Táo Quân, các triều đại nhà Tần - Hán còn xem Táo quân là một trong năm vị thần lớn mà con người thờ cúng, cùng với Môn Thần (Thần giữ cửa), Tỉnh Thần (Thần giếng, thần nước), Xí Thần (vị thần liên quan đến nhà vệ sinh) và Trung Lựu Thần (Thần đất).
Ngoài chịu trách nhiệm về việc ăn uống của con người, Táo Quân còn được Ngọc Hoàng Đại Đế giao nhiệm vụ khác. Dó là xem xét việc thiện - ác của từng gia đình ở chốn nhân gian.
Đi cùng với Táo Quân là 2 vị thần, một vị giữ chiếc "hộp thiện" trong khi vị còn lại giữ "hộp ác". Họ sẽ lưu trữ lại những ghi chép về việc làm tốt xấu của các thành viên trong nhà. Sau đó báo cáo với Ngọc Hoàng Đại Đế vào cuối năm.
Đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ rời khỏi nhân gian về trời báo cáo tình hình của người trần trong năm đó. Do đó, vào ngày này, nhà nhà đều thực hiện nghi lễ "tiễn Ông Táo". Vào ngày này, người Trung Quốc thường bày biện bàn thờ gần bếp.
Mâm lễ cúng Táo Quân của người Trung Quốc gồm có: Thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo, đặc biệt là kẹo mạch nha để Táo Quân có thể nói lời ngọt ngào với Ngọc Hoàng, báo cáo những điều tốt đẹp về gia chủ và mang lại những điều tốt lành cho gia chủ trong năm mới. Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của Táo quân “ăn” để bay và chở ông lên trời.
Người Trung Quốc tin rằng, phương tiện đi lại của Táo Quân chính là ngựa. Cho nên họ thường đốt những con ngựa giấy khi cúng Táo Quân về trời. Ngoài ra, khi cúng họ còn bày nước và cỏ khô cho ngựa của Táo Quân ăn để chở ngài lên trời.
Một điểm khác biệt với phong tục Việt Nam là người Trung Quốc thường thay bức tranh Táo Quân mỗi năm. Khi cúng xong, họ thường đốt vàng mã, ngựa giấy cùng bức tranh Táo Quân sau đó thay bằng một bức tranh mới. Hiện nay nhiều người chọn cách đơn giản hơn là sử dụng tượng. Vào ngày 23 chỉ cần lau rửa sạch sẽ là được.
Xem thêm: Gia chủ nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào đẹp nhất năm 2022?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận