Quốc triều chánh biên toát yếu - cuốn sử liệu quý về sự hưng phế của của triều Nguyễn
"Quốc triều chánh biên toát yếu" đã "giải mã" nhiều chuyện hay, trong đó có việc vua Tự Đức từng ban rượu cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp.
Cuốn sử liệu quý về triều đại phong kiến cuối cùng
"Quốc triều chánh biên toát yếu" đã được dịch ra chữ Quốc ngữ và ban cấp cho các trường học theo chỉ thị của vua Khải Định năm thứ tám (1923). Cho đến nay, công trình này vẫn còn là tài liệu hữu ích dành cho cả giới nghiên cứu và độc giả phổ thông.
Cuốn sử liệu quý này do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1908. Cuốn sử liệu quan trọng này đã ghi lại nhiều dấu ấn thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ XIX.
Cuốn sách này là một bức tranh toàn cảnh, khách quan về kinh tế-chính trị-văn hóa-quân sự trong hơn một thế kỷ của Việt Nam. Công trình này của Quốc sử quán có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc xây dựng triều đại của nhà Nguyễn. Tác phẩm biểu thị những giai đoạn thăng trầm khác nhau của vương triều quân chủ cuối cùng và đồng thời làm nổi bật hình ảnh một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, nền văn hoá đa dạng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Ngọc Huyền - Khoa Lịch sử, trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, công trình này cũng như những sử liệu được soạn thảo suốt triều đại nhà Nguyễn là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng để khẳng định chủ quyền của dân tộc. Những chiếu chỉ, lời dụ được ghi chép nhằm khẳng định sự tồn tại và hoạt động của người Việt tại các vùng cương vực xa xôi.
Trừ chương đầu (năm 1778-1802) với những cuộc binh biến, bảy chương sau cho thấy một triều đại mới trên đà phát triển từ đối nội đến đối ngoại, đạt được những thành công rực rỡ rồi đi đến giai đoạn rối ren, bất ổn.
“Cuốn sách chép từ thời đế vương Gia Long đến Đồng Khánh hoàng đế theo xu hướng tóm tắt mà không nghiên cứu hay đưa ra bình luận gì thêm. Với tinh thần lấy sự tóm lược sự kiện làm chính, cuốn sách về cơ bản là chính xác và không rườm rà,” tiến sỹ Phan Ngọc Huyền cho hay.
Với hậu thế, cuốn sách này có giá trị sử liệu to lớn khi cung cấp một tầm nhìn bao quát về xã hội đương thời dựa trên những quyết sách của thiên tử. Lối viết sử lược biên ngắn gọn của “Quốc triều chánh biên toát yếu” cũng cho phép người đọc có thể dễ dàng nắm bắt cả một triều đại trong 500 trang sách súc tích thay vì phải dành cả đời để nghiên cứu 500 quyển “Đại Nam thực lục".
Tiến sỹ Phan Ngọc Huyền đánh giá việc ghi chép và sắp xếp các sự kiện theo một dòng thời gian đồng nhất cho thấy triều đình có sự chuyển dịch dần từ khi quan võ chiếm thế thượng phong đến khi đất nước yên bình, quan văn chiếm phần ưu thế.
“Cuốn sách đã chứng minh với hậu thế rằng dù trong những giai đoạn khó khăn, các đời vua triều Nguyễn vẫn đề cao việc phát triển nguồn sử liệu bằng cách liên tục cho biên soạn các công trình sử học,” ông nói.
Chuyện về vua Tự Đức trong "Quốc triều chánh biên toát yếu"
"Quốc triều chánh biên toát yếu" ra đời lúc Việt Nam bị Pháp đô hộ nhưng đến nay vẫn là tham khảo quý giá vì "giải mã" nhiều chuyện hay, trong đó có việc vua Tự Đức từng ban rượu cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp.
Ít ai biết được, vua Tự Đức đã từng ban rượu cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp trước khi cử hai người này vào Sài Gòn đàm phán. Tại đây, hai vị Chánh phó sức đặt bút ký vào bản hiệp ước sơ bộ 1862 khiến ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rơi vào tay người Pháp.
Sau khi trở về Huế, Phan Thanh Giản lại được cử làm Tổng đốc vĩnh Long, Lâm Duy Thiếp làm Tuần phủ Thuận Khánh, hai tỉnh giáp với vùng nhượng địa vừa rơi vào tay người Pháp. Hoặc sự biến thành Phiên An do Lê Văn Khôi cầm đầu được tóm lược rất súc tích và đầy đủ trong sách Quốc triều Chánh biên toát yếu, do Nhã Nam và NXB Thế giới ấn hành.
Trang sử chống thực dân bi trang được chép rất chân thực
Như đã nói, các sự kiện, thông tin, nhân vật được lựa chọn theo quan điểm của nhóm sử quan nên một số sử liệu quan trọng (đối với một số người đọc) không tìm thấy trong Quốc triều Chánh biên toát yếu.
Đơn cử như năm 1831, vua Minh Mạng giải thể Bắc thành, đổi trấn thành tỉnh, bỏ chức Tổng trấn, đặt Tổng đốc và Tuần phủ thay thế, mở đầu cho cuộc cải cách hành chính quan trọng bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam không được đề cập trong Quốc triều chánh biên toát yếu. Nhưng sự kiện Lý Văn Phức đưa hơn 40 người Tàu bị phong nạn về Quảng Đông (Trung Quốc) năm 1831 thì được nhắc đến.
Hoặc sau khi Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng xóa bỏ Gia Định thành, đổi 5 trấn cũ thành 6 tỉnh cũng không được đề cập. Cho nên đọc đoạn nội dung “Tháng 11 […] cho nguyên Tổng đốc Sơn Tây là Lê Đại Cương làm Tổng đốc An Hà” (tr.186) có thể một số độc giả sẽ thấy khó hiểu, bởi An Hà ở đây không được giải thích là tỉnh An Giang và tỉnh Hà Tiên, còn gọi là tỉnh kép An – Hà, tương tự như An – Biên (tức tỉnh Phiên An và tỉnh Biên Hòa, tháng 8.1833 đổi Phiên An thành Gia Định nên gọi là Định – Biên) và Long – Tường (tức tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Định Tường)…
Tuy nhiên, ở rất nhiều đoạn sử khác, các sử quan đã làm tốt công việc của mình. Chẳng hạn, chỉ nửa với tráng sách (tr.381) đã làm rõ được chuỗi sự việc phó đô đốc Bonard đưa thư nghị hòa, vua Tự Đức ban rượu cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp trước khi cử hai người vào Sài Gòn đàm phán, tại đây hai vị Chánh phó sứ đặt bút ký vào bản hiệp ước sơ bộ 1862 khiến ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rơi vào tay người Pháp.
Sau khi trở về Huế, Phan Thanh Giản lại được cử đi làm Tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Thiếp làm Tuần phủ Thuận Khánh, hai tỉnh giáp với vùng nhượng địa vừa rơi vào tay người Pháp. Hoặc sự biến thành Phiên An do Lê Văn Khôi cầm đầu được tóm lược súc tích, đầy đủ... Nhìn chung, những lựa chọn sự kiện, lối viết cô đọng, sự bác lãm, ngòi bút chính trực của các sử quan Quốc sử quán triều Duy Tân, đứng đầu là Tổng tài Cao Xuân Dục, được thể hiện rõ neys và thành công trong 500 trang sách này.
Bức tranh toàn cảnh về sự hưng suy của nhà Nguyễn
"Quốc triều chánh biên toát yếu" là bức tranh toàn cảnh, khách quan về kinh tế - chính trị - văn hoá - quân sự trong hơn một thế kỷ của Việt Nam. Công trình này của Quốc sử quán có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc xây dựng triều đại của nhà Nguyễn.
Tác phẩm biểu thị những giai đoạn thăng trầm khác nhau của vương triều quân chủ cuối cùng và đồng thời làm nổi bật hình ảnh một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, nền văn hoá đa dạng.
Công trình này, cũng như những sử liệu được soạn thảo suốt triều đại nhà Nguyễn, là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng để khẳng định chủ quyền của dân tộc. Những chiếu chỉ, lời dụ được ghi chép nhằm khẳng định sự tồn tại và hoạt động của người Việt tại các vùng cương vực xa xôi.
Với hậu thế, cuốn sách có giá trị sử liệu to lớn khi cung cấp một tầm nhìn bao quát về xã hội đương thời dựa trên những quyết sách của thiên tử.
Xem thêm: Vị vua duy nhất của triều Nguyễn được người phương Tây ngợi ca là "con người phi thường"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận