Lộ phí đi học là một “chú bê” và quyết tâm đậu đại học của cậu học trò mồ côi Quảng Nam

Cậu học trò Nguyễn Tấn Lợi lầm lũi tự đến trường thi một mình bởi em chẳng còn bố mẹ để đưa đi. Với cậu học trò nghèo, chỉ có vào đại học mới là con đường giúp em có một tương sáng.

Đỗ Thu Nga
08:00 13/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 đã qua đi, nhưng đằng sau đó có rất nhiều những câu chuyện, những tấm gương học sinh nghèo vượt khó, quyết tâm thi đậu đại học để tìm kiếm một tương lai sáng hơn. Trong số đó không thể không nhắc đến cậu học trò nghèo Nguyễn Tấn Lợi (quê Quảng Nam). 

Em Nguyễn Tấn Lợi sinh sống trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 70m2 nằm dưới chân cầu vượt đoạn qua khối phố Xuân Bắc, phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Trước ngôi nhà có một tấm bảng nhựa với dòng chữa: "Nhà tình bạn". Đó là món quà của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP Tam Kỳ tặng. Căn nhà là nơi che mưa che nắng cho Lợi cùng chị gái và cô em út học lớp 10.

Báo Tuổi trẻ miêu tả, Lợi gầy khô, gương mặt hốc hác cùng chị và em gái sống trong ngôi nhà trống trơn. Những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7, chị gái  Nguyễn Thị Nguyệt (21 tuổi, vừa học hết năm 3 ĐH Kiến trúc Đà Nẵng) cùng cô em gái út ở nhà nhiều hơn để cỗ vũ Lợi ôn thi. 

Giờ bố mẹ không còn nữa, nên mấy chị em tự bảo ban nhau học tập. Chỉ có học tốt, đậu đại học thì chị em Lợi mới có một tương lai tươi sáng hơn. Chính vì thế mà ba chị em luôn tự ý thức việc học rất quan trọng.

quyet-tam-dau-dai-hoc-cua-cau-hoc-tro-mo-coi-cha-me-o-quang-nam
Nếu Lợi đỗ đại học, hành trang đến trường của em chính là một "chú bê:

Nói đến 3 đứa cháu, bà Cao Thị Cựu (69 tuổi, bà nội Lợi) cho biết: Cha mẹ em sinh được 3 người con, Nguyệt là chị cả, rồi đến Lợi và em gái. Năm 2006, mẹ Lợi đột ngột lên cơn đau, qua đời ở bệnh viện. Mẹ qua đời, cha đi làm phụ hồ nuôi các con và bố mẹ già.

Sau đó, bố Lợi cũng theo mẹ mà bỏ các em ra đi. Bi kịch xảy ra vào một buổi sẩm tối khi Lợi, Nguyệt và em gái Nguyễn Thị Anh Túc đang đùa giỡn trong nhà thì được người thân chở vào viện gặp cha lần cuối. Người cha bị tai nạn giao thông lúc chập choạng khi đang đi lấy tiền công thợ hồ. 

Lợi kể, năm 2011, sau khi cha mẹ qua đời thì gia đình rơi vào bế tắc. Lúc đó, chị Nguyệt mới học lớp 6, Lợi lên lớp 3 còn em út học mẫu giáo. Ba đứa trẻ bốc chốc rơi vào cảnh mồ côi, chỗ dựa duy nhất chính là ông bà nội già yếu.

Xót cháu, bà Cựu đón cả 3 về lo cơm nước, thay cha mẹ nuôi nấng. Và thật may mắn khi cả 3 chị em đều rất ngoan, có ý thức học tập và rất thương ông bà. 

Không những không bỏ học mà ngược lại cả ba đứa trẻ lại học rất giỏi. Kỳ thi năm 2018-2019, Nguyệt trúng tuyển vào ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. 

Sát sau chị, Lợi cũng vào cấp III với thành tích nổi trội. Còn cô em út cũng là học sinh giỏi qua các năm. Bà Cựu kể rằng, bà già yếu không giỏi chữ nghĩa lên việc học toàn là đứa lớn bảo đứa bé. 

Những ngày đầu tháng 7/2021, Lợi miệt mài ôn thi. Đó là những ngày mà Lợi được quan tâm "đặc biệt". Sau mỗi buổi ôn thi, Lợi trở về nhà được chị gái và bà nội bồi bổ những bữa cơm có tôm, có thịt để lấy sức ôn thi. 

Bà nội nói, đó là những bữa ăn hiếm hoi "đầy đủ chất" mà bà cháu được ăn trong những ngày bình thường. Bởi gia đình nghèo, có cơm trắng ăn thôi cũng đã là hạnh phúc rồi chứ nói gì đến thịt cá, tôm cua.

Lợi chi biết, trước kỳ thi em đã đăng ký hồ sơ vào các trường đại học kinh tế, kết quả 3 năm cấp III em đều đạt loại giỏi nên việc vào đại học không còn quá xa vời.

Lợi còn nói, trước kỳ thi em đạt quyết tâm rất cao. Em cảm thấy tinh thần thoải mái khi có sự tiếp sức cổ vũ của chị gái, em gái và bà nội. Thậm chí bà nội còn nhốt sẵn con bê trong chuồng để bán lấy tiền làm hành trang đi học cho em. "Nội nói em đậu đại học thì sẽ bán con bê đó, được chừng 15 triệu đồng làm lộ phí" - Lợi nói. 

Chị gái Lộc chỉ còn 1 năm nữa là ra trường, sẽ xin việc và hỗ trợ nuôi hai em ăn học. Từ ngày đi học, cô sinh viên nghèo đều tự lập. Cả ba chị em của Lợi nói rằng để còn đi học được như ngày hôm nay thì tình cảm sẻ chia của thầy cô, bạn bè, hàng xóm là rất lớn.

Ba chị em Lợi luôn được ưu tiên các suất học bổng ở trường, ở địa phương. Thầy cô, bạn bè biết hoàn cảnh nên góp tiền, góp cơm gạo lẫn quần áo và động viên ba chị em vượt khó từng ngày.

Xem thêm: Lớp học tiếng Anh miễn phí cho học trò nghèo xứ Quảng của cô giáo khuyết tật

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận