Phụng Dung Công chúa - người vợ 'quốc dân' của Trần Quang Khải: Dám hi sinh để bảo vệ chồng

Phía sau sự nghiệp binh quyền lẫy lừng của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải chính là hình bóng của người vợ hiền - Phụng Dương Công chúa. Bà chính là người vợ nhường khiên, lấy thân che chắn cho chồng lúc gặp nguy nan.

Đỗ Thu Nga
07:00 29/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thân thế ít biết của Phụng Dương Công chúa

Phụng Dương Công chúa (1244 - 1291) là một nữ quý tộc, một Công chúa nhà Trần. Tuy có danh vị Công chúa nhưng bà không phải hoàng nữ mà được vua Trần Thái Tông nhận nuôi, sau phong làm Công chúa và gả cho con trai thứ 2 của ông là Chiêu Minh vương Trần Quang Khải.

Theo "Phụng Dương Công chúa thần đạo bi", một trong những thông tin cổ duy nhất còn sót lại về lai lịch Công chúa, thì bà là con gái của Tướng quốc Thái sư (không rõ tên) và Tuệ Chân phu nhân (không rõ lai lịch).

Văn bia không hề ghi rõ bà tên gì và cũng không đề cập trực tiếp đến tên cha bà mà chỉ ghi là Tướng quốc Thái sư. Theo nhiều suy đoán, vị "Thái sư" này là Trần Thủ Độ, và nhận định Phụng Dương thuộc hàng cô của Trần Quang Khải. Thế nhưng khi tra xét lại, Trần Thủ Độ vào lúc qua đời đã truy phong làm Vương, truy tước ["Thượng phụ Thái sư"], và tuy ông sinh thời từng là Thái sư nhưng có tước danh khác hẳn (là Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sư và Thống quốc thái sư).

phung-duong-cong-chua-la-ai-5
Tranh vẽ Phụng Dương công chúa (Minh họa)

Xét trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, các kỷ thời đại Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông có đề cập đến Khâm Thiên đại vương Trần Nhật Hiệu, em út cùng mẹ của Trần Thái Tông, sinh thời là Thái úy, sau khi chết (năm 1269) thì được truy tặng là ["Tướng quốc Thái sư"], hoàn toàn khớp với chức danh của văn bia. Như vậy cha Phụng Dương Công chúa theo lý mà nói nên thì là Trần Nhật Hiệu hơn là Trần Thủ Độ. Như vậy thì Phụng Dương Công chúa là em họ Trần Quang Khải.

Từ nhỏ, bà đã nổi tiếng thông minh và rất mực hiền hậu, được Trần Thái Tông đem về cung nhận làm con nuôi, cho phong hiệu Phụng Dương Công chúa. Từ đó Phụng Dương sống trong cung như một hoàng nữ.

Khi đến tuổi kê, bà được gả cho Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh vương Trần Quang Khải với nghi lễ dành cho hoàng nữ. Khi đó, Trần Quang Khải đang say mê một người thiếp khác nên khá lạnh nhạt với bà dù trên danh nghĩa bà vẫn là chính thất. Biết chuyện, Trần Nhật Hiệu và Tuệ Chân phu nhân từng nổi giận và tính bề đòi bà về lại nhà, nhưng bà kiên quyết từ chối vì cho rằng đó là đạo vợ chồng.

Theo văn bia ghi nhận, Phụng Dương Công chúa đối xử với các thê thiếp của rất sức bao dung. Bà cũng quán xuyến công việc, quản lý tiền bạc cho chồng khiến Trần Quang Khải hết sức hài lòng. Cũng nhờ vậy mà vị tướng này có thời gian dồn tâm sức cho chuyện quốc gia đại sự. Cùng với Linh Từ Quốc mẫu, bà là một phụ nữ quý tộc tiêu biểu của nhà Trần và được các sử gia ghi chép lại.

Ngoài lo chuyện nhà chồng, bà còn thường xuyên thu xếp về nhà thăm, phụng dưỡng cha mẹ chu đáo. Khi thân phụ Trần Thủ Độ qua đời, Phụng Dương lại đích thân lo cơm nước, hầu hạ mẹ chuẩn mực như một thôn nữ hiếu thảo.

Xả thân bảo vệ chồng

Lại nói chuyện quốc gia đại sự, sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất năm 1258, Mông Cổ vẫn luôn rình rập chờ đợi thời cơ tiến đánh Đại Việt. Chúng quyết tâm trả thù nhà Trần bằng một cuộc vũ trang xâm lược vào cuối năm 1284 đến năm 1285.

phung-duong-cong-chua-la-ai-9
Tranh vẽ danh tướng Trần Quang Khải

Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 của Đại Việt, nhằm tránh đối đầu với sức tấn công của giặc, phát huy sở trường của ta, quân đội nhà Trần đã thực hiện chiến pháp "Vườn không nhà trống".

Lần rút quân về Thiên Trường năm ấy, Trần Quang Khải cùng Phụng Dương Công chúa được lệnh bí mật hộ tống triều đình xuôi sông ngay trong đêm. Nửa đêm, vì bất cẩn, có một chiếc thuyền trong đoàn bốc cháy, mọi người hoảng loạn, kẻ la, người hét và cho rằng thích khách của Mông Nguyên đã đột nhập.

Lúc bấy giờ, Phụng Dung công chúa vẫn bình tĩnh, bà đánh thức Trần Quang Khải dậy, nhanh chóng đưa chồng tấm khiên gỗ để phòng thân và không ngần ngại liều mình  lấy thân che chắn cho chồng. Thật may, sự việc đã nhanh chóng được kiểm soát. Tuy nhiên, chính lòng can đảm và sự bình tĩnh đến lạ thường của Phụng Dương đã góp phần tích cực vào việc "cảm hóa" Quang Khải. Sau đó bà được sủng ái hết mực.

phung-duong-cong-chua-la-ai-0
Ngày 11 tháng Tư năm Quý Tỵ (18/5/1293), đích thân Thái sư Trần Quang Khải đã lập bia mộ Phụng Dương công chúa

Nhờ công đức của người vợ hiền thục Phụng Dương mà công trạng của Trần Quang Khải thêm dày. Chính ông cũng từng nhận xét rằng "Nàng là người làm điều thiện, nói điều nhân, sống nết na, chết lưu danh, vượng phu ích tử".

Khoảng năm Tân Mão (1291), ngày 22 tháng 3, Phụng Dương Công chúa qua đời ở Thiên Trường, hưởng thọ 47 tuổi. Thôn Độc Lập, phủ Thiên Trường là nơi chôn cất của Công chúa. Ngày 11 tháng 4 năm Hưng Long nguyên niên (1293), là ngày chôn cất. Người chủ tang Công chúa là con trai thứ của bà Văn Túc vương, đến xin bài minh đem chôn cùng.

Xem thêm: Dấu tích còn sót lại của Hành cung Thiên Trường: Vùng đất phát tích và hiển đạt của nhà Trần

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận