Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có phải là Phật Bà nghìn tay nghìn mắt không?

Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị Phật tinh thông, suy xét, thấu hiểu tường tận kiếp chúng sinh trong nhân gian.

Đỗ Thu Nga
13:39 12/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có phải là Phật Bà nghìn tay nghìn mắt không?

Tại rất nhiều chùa ở Việt Nam có thờ tụng tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn, trong tay người cầm nhiều pháp khí dùng để hàng phục ma chướng. Ngoài ra còn có những cánh tay cầm kiếm, búa, tràng hoa, châu báu, vải lụa, hoa sen, bánh xe pháp, bình tịnh thủy, chày kim cang... tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống nhân gian.

Vậy Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai? Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có danh hiệu khác là Bồ Tát Chuẩn Đề (hay Phật Bà nghìn tay nghìn mắt). Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn được xem là biểu tượng Phật giáo và là một tác phẩm mang đầy tính nghệ thuật, thể hiện trình độ khéo léo của nghệ nhân cũng như là sự gửi gắm tình cảm, niềm tin vào Phật giáo của người xưa. 

Qua hình tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn chúng ta có thể thấy được ý nghĩa Công Đức và Phước Đức của Bồ Tát Hạnh. Với tư tưởng thoát rốt ráo tuyệt đối của đạo Phật, nhận thức tâm lý con người ở thế gian thân, miệng, ý là nguyên nhân tạo những nghiệp thiện hay ác qua nhiều kiếp luân hồi, chỉ có tu hạnh bồ tát mới chuyển đổi được nhân quả. 

phat-thien-thu-thien-nhan-la-ai
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có khả năng nhìn thấu nhân gian, cứu độ chúng sinh

Hiểu theo chánh kiến một cách sáng suốt thì tín ngưỡng dân gian chỉ nhằm mục đích giác ngộ phật tánh chân như bình dị tự nhiên và cốt tủy của đạo Phật từng dạy: “Tu tâm chuyển ý hành bồ tát đạo”. 

Có thể khẳng định, Phật Thiên Thủ Thiên nhãn chính là Phật Bà quan âm nghìn tay nghìn mắt. Theo tín ngưỡng dân gian, Phật bà nghìn tay nghìn mắt thiện nam thiện nữ gặp bà thì vui mừng hoan hỉ. Phật vừa uy nghi vừa hiền hòa, kẻ bất lương, quỷ sứ ma quái gặp bà thì khiếp vía sợ hãi vì vậy không giám hoành hành.

Trong quan niệm của đạo Phật ta thấy, với con số một nghìn được biểu tượng đối với sự viên mãn. Vì vậy hình tượng của Phật bà cũng có đủ nghìn tay nghìn mắt. Về tổng thể cho thấy, trong đền chùa, Phật bà thông thường được chế tác với 40 tay lớn và 940 tay nhỏ, ở trong mỗi lòng bàn tay đều có chứa một con mắt.

Theo lý giải của Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn, Bồ Tát Quan Thế Âm sau khi ngh Đức Phật Như Lai giảng đạo về Đại Bi Tâm, rất xót thương cho số phận của chúng sinh và thề nguyện phổ độ chúng sinh, nếu phá vỡ lời thề thì thân xác hóa thành trăm mảnh. Ngay tức khắc, ngài hóa thành nghìn mắt nghìn tay, mỗi con mắt nằm trên một bàn tay để soi tỏ cõi trần thế, cái tâm của con người.

Có ý kiến nói rằng, tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt xuất thân là công chúa Diệu Thiện. Dù bị cha ngăn cấm nhưng Diệu thiện một lòng tu hành. Trải qua bao gian khổ, cảm động trước tấm lòng của công chúa, Phật Tổ đã độ trì cho Diệu Thiện thành Phật, ban cho bà nghìn tay nghìn mắt để cứu độ chúng sinh.

Công đức của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Trong các khó lễ thường có phẩm trì chú Đại Bi "Thiên Thủ Thiên Nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni…” là sự truyền đạt cho người tụng đọc cảm nhận đại trú lực, đại từ bi, vô quái ngại của vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Các bậc tu hành giác ngộ trng dân gian ngày xưa có lẽ cảm nhận được sự màu nhiệm bất khả tư nghì này, khó nói hết được nên các Ngài tạo tôn tượng bồ tát từ những tảng đá trong thiên nhiên. Đó là những phương pháp giáo hóa chúng sanh không bằng lời, mà bằng “Tâm”, thật sự bản chất của tảng đá không có sự linh thiêng nào cả.

Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có ý nghĩa tượng trưng cho việc vị bồ tát này có đầy đủ năng lực khắc chế sự trói buộc của mọi cảnh trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), không khuất phục mọi quyền lực ngoại đạo tà giáo, tuyệt đối bình đẳng trong khi cứu độ chúng sanh, biểu trưng công đức và phước đức siêu việt. Mọi người sinh ra đều có sáu cơ quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Kinh sách gọi là lục căn.

Sống trên đời, con người tiếp xúc hàng với cảnh trần. Mắt thấy sắc (các vật có hình tướng). Tai nghe tiếng (âm thanh, lời nói). Mũi ngửi mùi hương. Lưỡi nếm vị. Thân xúc chạm. Ý nghĩ duyên theo pháp trần. Kinh sách gọi chung sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là lục trần.

Trong cuộc sống hàng ngày, khi tiếp xúc với trần cảnh như vậy, tâm con người hay phê phán: đẹp hay xấu (mắt), dễ nghe hay khó nghe (tai), dễ ngửi hay khó ngửi (mũi), ngon hay dở (lưỡi), mịn màng hay thô nhám (thân), thương hay ghét (ý). Những sự phê phán trong tâm thức như vậy, kinh sách gọi chung là lục thức.

Người đời thường do lục căn dính mắc với lục trần sanh ra lục thức, và bắt đầu tạo nghiệp, thường là nghiệp chẳng lành. Người tu muốn phát sanh trí tuệ phải nhận rõ nguyên nhân bị cuốn vào sanh tử luân hồi là do sự dính mắc.

phat-thien-thu-thien-nhan-la-ai

- Nếu mắt thấy sắc, tâm không phê phán đẹp xấu, khỏi bị trói buộc.

- Nếu tai nghe tiếng, tâm không phê phán, khỏi bị não phiền.

- Nếu mũi ngửi mùi, tâm không phê phán, khỏi bị bực mình.

- Nếu lưỡi nếm vị, tâm không phê phán, khỏi tạo nghiệp chướng.

- Nếu thân xúc chạm, tâm không phê phán, khỏi bị tham đắm.

- Nếu ý nhớ tưởng, tâm không phê phán, khỏi khỏi sân hận, hay luyến tiếc, nhớ thương.

Tâm không phê phán nghĩa là không dính mắc, không nhiều chuyện, không chạy theo sự suy nghĩ sanh diệt, chứ không phải không nhận thức rõ đẹp xấu, đúng sai, ngon dở.

Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải có dạy:

"Tâm và cảnh không dính nhau là giải thoát".

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thấy, vẫn nghe, vẫn hiểu, vẫn biết tất cả các cảnh trên trần đời, nếu tâm không dính mắc, không tham đắm, thì không phiền não. Không phiền não tức là giải thoát. 

Theo đó, Hành Bồ Tát đạo là con đường nhập thế của người tu, 48 ngàn pháp môn diệt trừ phiền não tự thân và muôn ngàn phương cách đưa giáo lý đạo Phật giúp người tu giải thoát. Con người trải qua trăm ngàn kiếp tái sanh luân hồi trong thập loại chúng sinh, tâm còn nhiều chánh tà lẫn lộn, tốt có, xấu cũng có.

Khi được thân người, thiện duyên kỳ ngộ với Phật Pháp, con người phát tâm tu muốn trở về Thật tánh chân như của mình, trước hết phải tẩy trừ nghiệp chướng sâu dày nơi thân khẩu ý. Kinh sách dạy 48 ngàn pháp môn trừ sạch phiền não ma, phiền não chướng, chính là ngàn tay cầm pháp khí trừ ma, ngàn mắt trí tuệ sáng suốt xóa trừ vô minh.

Con đường cứu cánh của Bồ Tát là sự kiên định, ý chí bền vững để giác ngộ được khổ, không, vô ngã, vô thường trong thật tánh của mỗi người. Để đạt được tâm thiền định và ý chí bền vững, cần áp dụng pháp tu quán tứ niệm xứ, gồm có: thân, thọ, tâm, pháp.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận