3 câu cửa miệng độc hại mà 90% chúng ta phạm phải mỗi ngày: Càng nói vận khí càng hèn kém
Phật dạy, đừng để cuộc sống của mình giống như 1 vòng tuần hoàn luẩn quẩn. Để làm được điều đó, trước tiên hãy bỏ việc nói 3 câu cửa miệng độc hại dưới đây.
Giáo lý nhà Phật dạy rằng, học Phật pháp thực chất là một cách để tu tâm, hay nói cách khác, đó là loại bỏ "tham, sân, si" trong lòng. Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng tam độc “tham, sân, si” là những nguyên nhân gây ra bất hạnh và phiền não, ưu tư cho con người.
Cuộc đời này, những thứ mà mỗi con người chúng ta theo đuổi hiện nay không ngoài tiền tài, danh vọng, quyền lực... Có thể nhiều người nghĩ, có những điều này chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc nhưng ít ai biết được, đó đôi khi cũng là thứ khiến chúng ta đau khổ.
Tam độc là 3 thứ ác độc ở trong chính thâm tâm của chúng ta. Nếu không thể kiểm soát được nó thì nó sẽ mang đau khổ đến, phá hoại hạnh phúc của chính bạn. Thậm chí, nó còn khiến cho con người ngày càng tạo nhiều ác nghiệp để thỏa mãn tham vọng và lòng tham. Khi đó, lòng người sẽ mất đi sự thanh tịnh, ngày càng rời xa chư Phật, Bồ tát.
Đức Phật dạy: "Nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai". Một khi tâm niệm tức sân hận, tức giận khởi lên mà ta không thể kiềm chế, không tự khắc phục thì trăm ngàn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại sẽ tiếp nối ngay theo sau đó.
So với lòng "tham" và "sân", loại độc thứ 3 trong tam độc là "si" có vẻ như gây ra tác động ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng không nên coi thường. Tuy hậu quả không nhanh bằng hai loại độc trên, nhưng chẳng khác nào luộc ếch trong nước ấm, từng bước kéo con người xuống vực sâu.
Phật dạy, cuộc đời là một vòng luẩn quẩn nhưng chớ nên để mới bòng bong đó troi buộc chân ta. Con người sống trên cõi đời thực cũng như mộng. Mọi thứ người ta tranh giành, quyền thế, địa vị hay tiền tài... cuối cùng cũng hóa hư không.
Nếu học được cách buông xả, buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những tham, sân, si trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui, thanh thản trong tâm hồn.
Theo giáo lý nhà Phật, con người luôn tự đẩy mình vào vòng trầm luân đầy sự đau khổ cũng bởi những suy nghĩ tham, thân, si trong đầu. Đặc biệt, 3 câu cửa miệng độc hại dưới đây chính là vòng tuần hoàn ác tính của cuộc đời theo lờ Phật dạy. Và chỉ khi từ bỏ được 3 câu cửa miệng độc hại này thì vận khí mới tốt lên:
1. "Đâu phải chuyện gì to tát, bỏ đi"
Đây là câu nói thường gặp trong cuộc sống này. Thoạt nghe thì có vẻ hợp lý, giống như việc Phật khuyên mọi người nên thư giãn đầu óc, suy nghĩ thoáng ra, rộng lượng hướng thiện, chớ câu nệ tiểu tiết và có cái nhìn tích cực về cuộc đời.
Nhưng thực tế, điều này tùy từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, có người đụng đến lợi ích của bạn: như mượn tiền không trả, vô duyên vô cớ mắng chửi bạn... mà bạn không hề nóng giận, chỉ mỉm cười nói với đối phương "không sao, chuyện nhỏ, thôi bỏ đi" thì đó quả là điều dáng ghi nhận, chức tỏ tmaa tính của bạn đã nhiễm Phật học, vui lòng làm chuyện công đức, buông bỏ những điều nhỏ nhặt để tâm an yên.
Nhưng không phải ai cũng bỏ qua được những điều đó bởi tu dưỡng con người nằm chính từ những điều nhỏ nhặt.
Kỳ thực, sự tu dưỡng không phải là thấu hiểu những đạo lý thâm sâu, to tát mà được thể hiện ngay trong những thói quen sinh hoạt thường ngày, cùng là những tiểu tiết mà rất nhiều người chúng ta xem nhẹ.
Bạn biết không, tất cả những con người vĩ đại đều khởi đầu bằng những tiểu tiết nhỏ. Không làm trọn vẹn những điều nhỏ nhặt, đừng vội mơ hão giấc mộng kinh bang tế thế, làm giàu hay thành công.
Xưa nay cũng từng có nhiều người vì quên tiểu tiết mà hỏng việc lớn. Nhưng cũng có người vì ý tưởng nhỏ mà trở thành vĩ nhân. Đời người chính là một dãy các việc nhỏ xếp lại cùng nhau, nếu kịp tích lũy, nắm vững kiến thức thì việc nhỏ tưởng chùng "vụn vặt" ấy lại trở thành vĩ đại.
Vậy nên, chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, từ những điều thường bị gắn mác "tủn mủn" xung quanh mình. Biết đâu những thứ vụn vặt ấy lại giúp ta làm nên nghiệp lớn.
2. "Trẻ con không có tôi"
Câu này thì nghe quá quen rồi. Khi mà đứa trẻ nghịch ngợm, quấy phá, đa số người lớn đều độ lượng nói rằng "trẻ con không có tội". Đó là quan điểm của những người có tu dưỡng đạo đức, có tấm lòng rộng mở.
Song cũng có nhiều người gia trưởng, thương con mù quán, dung túng cho việc làm sai trái từ những năm đầu đời của con. Vậy thì chắc chắn sẽ tạo ra hệ lụy nghiêm trọng sau này.
Đúng là trẻ con không có tội nhưng người lớn phải chịu trách nhiệm về lỗi lầm của con mình. Người lớn phải trở thành tấm gương để con trẻ noi theo.
Phật dạy, nếu cha mẹ hằng ngày làm những điều sái quấy, tội lỗi, bất hòa, muốn con được hòa thuận và làm phải là vô lý.
Cha mẹ luôn phải nhớ câu này: “Cha lành con thảo”. Cha có lành con mới thảo được. Khi nghĩ tới giáo dục con cái, cha mẹ phải nhớ mình là gương mẫu của chúng.
Theo Đức Phật, dù cha mẹ có dùng những lời hay ý đẹp thế nào để dạy con mà bản thân mình lại không làm gương thì cũng không có tác dụng gì.
3. "Có tiền là có tất cả"
Trong xã hội này, rất nhiều người đang chạu theo đồng tiền và không ngừng nhấn mạnh vai trò to lớn của nó. Phật dạy, tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người.
Về cơ bản, con người chúng sinh là cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, đi lại, giao tiếp, thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan… Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
Ai cũng mong ước sau này giàu sang có nhà lầu xe hơi. Nhưng điều gì sẽ xảy ra với những người đã đạt được những gì họ tham vọng và mong muốn?
Sống thoải mái về mọi phương diện vật chất là điều tốt, nhưng cảm nhận được bình yên, hạnh phúc mới là lý tưởng sống lâu dài.
Sự giàu có cũng làm lộ ra bản chất của con người, nếu chúng ta là một người hiểm độc, việc trở nên giàu có sẽ khiến người đó trở nên mưu ma chước quỷ hơn. Ngược lại, nếu chúng ta là người nhân từ đức độ thì việc giàu có đó, sẽ đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.
Vậy nên, người giàu hay kẻ nghèo đều phải biết tu tâm dưỡng tính thì sẽ chuyển hóa được bất hạnh, khổ đau trở thành an vui, hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ.
Tiền bạc nói cho cùng, cũng chỉ là phương tiện để trao đổi hài hòa các nhu cầu cần thiết trong xã hội. Nếu ta không biết dùng tiền đúng chỗ, đúng nơi, hoang phí một cách vô bổ để phục vụ cho cá nhân và cộng đồng xã hội thì tiền bạc đó trở thành vô nghĩa.
Đồng tiền làm ra phải chân chính, nếu không thì vô cửa trước luồn cửa sau hoặc có mà không đóng góp vào việc lợi ích cho mọi người, thì ta sẽ trở thành kẻ tham lam bỏn xẻn, keo kiệt.
Chính vì vậy, Phật dạy chúng ta phải biết muốn ít, biết đủ để ngăn ngừa lòng tham lam của mình, khi nào chúng ta cảm thấy đủ thì sẽ an ổn, nhẹ nhàng.
Xem thêm: Lời Phật dạy về nợ nần ở đời: Người khác nợ bạn cái gì, ông trời sẽ trả lại bạn gấp đôi
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận