Lời Phật dạy về cách nằm ngủ để không bao giờ gặp ác mộng

Thuốc an thần có thể tạm giúp bạn dịu đi căng thẳng, đưa bạn vào giấc ngủ. Thế nhưng, ngổn ngang vui buồn, suy nghĩ vẫn còn hiện hữu, khi tỉnh dậy bạn sẽ phờ phạc mệt mỏi. Để có một giấc ngủ an lành, xin hãy lắng nghe lời Đức Phật chỉ dạy.

Đỗ Thu Nga
12:00 21/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?

Ngủ một cách khổ sở; thức dậy một cách khổ sở; thấy ác mộng; chư Thiên không phòng hộ; bất tịnh chảy ra.

Này các Tỷ kheo, đây là năm nguy hại đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?

Loi-Phat-day-ve-cach-nam-ngu-de-khong-bao-gio-gap-ac-mong

Ngủ một cách ngon lành; thức dậy một cách ngon lành; không thấy ác mộng; được chư Thiên phòng hộ; bất tịnh không chảy ra.Này các Tỷ kheo, đây là năm lợi ích đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Kimbilà, phần Thất niệm, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.713).

Vậy làm sao để có giấc ngủ an lành?

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải đối diện với rất nhiều áp lực, gian nan, vất vả. Một giấc ngủ say, đầy đủ, an lành vào ban đêm chính là cơ hội để cơ thể được nghỉ ngơi, sinh lực được phục hồi để chuẩn bị cho 1 ngày làm việc mới. 

Song để có được giấc ngủ an lành, điều tưởng chừng như quá dễ dàng và đơn giản nhưng thực sự là niềm mong ước của rất nhiều người. Và không phải ai cũng có thể tạo ra cho mình một giấc ngủ an lành.

Tình trạng căng thẳng do làm việc, suy nghĩ cùng với các biến động phức tạp của đời sống hiện đại đã là tổn thương sự bình yên tinh thần. Con người đa phần phải sống trong hồi hộp, lo âu, buồn bực, hơn thua, thù hận, sợ hãi...

Loi-Phat-day-ve-cach-nam-ngu-de-khong-bao-gio-gap-ac-mong-0

Chính tâm trạng này đã phá hoại giấc ngủ của chúng ta, gặm nhấm sinh lực và tinh thần. Thuốc an thần có thể tạm thời làm dịu căng thẳng, ru ta vào giấc ngủ vùi ngổn ngang mộng mị nhưng khi tỉnh dậy ta lại phờ phạc, mệt mỏi.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, muốn ngủ bình an trong cuộc sống hàng ngày hoặc ít nhất trước khi ngủ, tâm hồn phải bình an,  nhẹ nhàng, thư thái. Nói cách khác, phải tu tập chánh niệm hàng ngày và thực hành thiền buông thư trước khi ngủ.

Rũ bỏ mọi lo âu, toan tính, tâm trú niệm vào pháp môn (niệm Phật, niệm hơi thở), vài phút thiền hành; thư giãn toàn thân; tuyệt đối không dùng các chất kích thích như trà, cà phê... là liệu pháp tốt nhất đưa ta vào giấc ngủ ngon.

Những ai biết trú niệm và tỉnh giác rơi vào giấc ngủ thì dễ đạt được một giấc ngủ sâu, an lành. Giấc ngủ sâu dù ngắn vẫn đem lại sự an lạc, sung mãn cho thân tâm hơn hẳn giấc ngủ nhiều trong chập chờn, ác mộng. Ngủ bình an là nền tảng của thức giấc bình an và ngược lại.

Ngủ an lành là một pháp tu có tác dụng nuôi dưỡng, bảo hộ thân tâm an lạc. Vì thế, hàng Phật tử trong cuộc sống hàng ngày thường tâm niệm nguyện ngày an lành, đêm an lành…

(Theo Phật giáo Việt Nam)

Xem thêm: Làm đúng theo 8 điều Phật răn, chắc chắn cả đời không lo thiếu vinh hoa phú quý

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận