Phật dạy cách chuyển hóa sự hằn học để thân tâm an yên

Đức Phật dạy, với người mang trong tâm sự hằn học, chúng ta hãy dùng tuệ giác của Thế tôn để soi sáng lại chính mình mà có sự cảm thông và tha thứ cho họ. Gặp phải người hằn học, hãy thử lắng nghe để tìm nguyên nhân, giúp họ thoát ra. 

Đỗ Thu Nga
06:00 24/08/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hằn học và cách chuyển hóa sự hằn học để thân tâm an yên

Trong cuộc sống, ai chẳng có lúc từng trải qua đau thương, khốn đốn đến bực bội, khó chịu, đau khổ... Những người khó chịu họ luôn muốn làm mọi chuyện trở nên nặng nề, căng thẳng. Họ tự biến mình trở thành người hằn học.

Vậy nên, người hằn học luôn có xu hướng hay kiếm chuyện gây gổ với người khác, thổi phồng mọi chuyện khiến tình hình căng thẳng hơn, dễ dẫn đến hiểu lầm hoặc mối thù hiềm bằng nhiều hình thức khác nhau. 

Nhưng nếu như bạn tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy những người hằn học như vậy, thực chất lại đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Bởi theo lời Phật dạy cách cư xử với người hằn học, sở dĩ họ khó chịu với cả thế giới là do bản thân họ đang bế tắc trong cơn đau khổ tột cùng không có lối thoát. Vậy nên chúng ta càng phải thương xót và thông cảm cho họ nhiều hơn.

Phat-day-cach-chuyen-hoa-su-han-hoc-de-than-tam-an-yen

Vậy làm sao để chuyển hóa sự hằn học để thân tâm an yên? Nhà Phật từng chỉ ra cách giúp con người chuyển hoa sự hằn học và khó chịu của mình để thân tâm an yên, từ đó sống vui vẻ, hạnh phúc.

Theo đó, sở dĩ chúng ta tỏ ra hằn học, bực bội và khó chịu với người khác là vì chúng ta không có lòng từ bi rộng lớn. 

“Từ” là ban vui, “bi” là cứu khổ. Tình thương yêu chân thật thường đi đôi với tâm từ bi. Muốn chuyển hóa được tính hằn học, ta phải quán tình thương và biết cảm thông, tha thứ. Khi thương yêu, kính mến ai ta sẽ không bao giờ khó chịu với họ nữa.

Khi có được một trái tim thương yêu và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống thì tâm ta sẽ dễ dàng trải rộng ra để giúp đỡ người khác và sẽ không buồn giận khi người đó vô ơn. Mỗi lần thấy một người khó chịu ta tự cảm thấy mình cần phải làm điều gì đó để giúp người ấy có đủ năng lượng thiết lập lại bình yên, hạnh phúc.

Nếu chúng ta phải đối diện thường xuyên với người hằn học và khó chịu với thế giới mà không khuyên được họ thì nên tìm cách tránh xa họ vì “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Nhưng nếu vì duyên sự mà phải gặp họ, phải tiếp xúc với họ thì ta buộc phải học cách chấp nhận và dùng cái tâm quảng đại để đương đầu với hoàn cảnh không như ý này.

Cứu con bọ cạp - câu chuyện đáng suy ngẫm về tâm từ bi

Một người nọ thấy con bò cạp sắp chết đuối trong vũng nước nên nóng lòng muốn cứu nó. Người này không nghĩ ngợi gì mà nhanh chóng đưa tay ra vớt và đặt nó vào chỗ an toàn. Nhưng con bọ cạp lại chích ông ta một phát đau điếng.

Tuy nhiên, vì muốn qua đường nên nó đi tiếp và cuối cùng lại lọt vào vũng nước khác. Lần này, nó sắp chết đuối, người đàn ông lại vớt nó lên và nó cũng lại bị nó chích thêm lần nữa. Tay ông sưng vù và đau điếng.

Một người chứng kiến toàn bộ sự việc đó đã nói: "Tại sao ông lại dại khờ đến thế? Ông thật điên rồ khi cứu vớt một con bọ cạp chẳng biết ơn nghĩa là gì".

Người đàn ông vui vẻ đáp: "Thưa ông, tôi không thể nhìn thấy cảnh con bọ cạp bị chết đuối. Ông biết đó, thói quan và bản tính của bọ cạp là chích khi có người đụng vào. Đó là phản ứng tự vệ của nó, nó chỉ sống theo tập khí, thói quen mà không có sự quán chiếu. Còn thói quen của tôi là sẵn sàng cứu giúp khi có nhân duyên, tôi thà chịu đau một chút mà cứu được con bò cạp".

Phat-day-cach-chuyen-hoa-su-han-hoc-de-than-tam-an-yen-8

Trong trường hợp này, nếu suy luận chúng ta sẽ thấy người đàn ông đó có thể lấy một cành cây để vớt con bọ cạp lên mà không bị chích. Nhưng vì ở đây ông ta nghĩ cứu con bọ cạp trong cơn hoạn nạn là điều cần thiết, hậu quả như thế nào sẽ tính sau.

Câu chuyện này ngụ ý nói lên tâm từ bi của người đàn ông khi cứu một sinh mạng dù đó chỉ là 1 con vật thấp kém. Điều này cho chúng ta thấy người có tấm lòng rộng mở khi giúp người - vật trong cơn nguy khốn sẽ không có sự tính toán thiệt hơn. Đức tính của người đàn ông đó là luôn giúp đỡ, chia sẻ bằng tình người với trái tim yêu thương, hiểu biết.

Do đó, khi có được tình thương yêu rộng lớn thúc đẩy chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác bất kể màu da, tôn giáo, chủng tộc. Nếu chúng ta ai cũng biết nuôi dưỡng tình thương yêu chân thật bằng sự quán chiếu hằng ngày ta sẽ thấy người và vật không có ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi.

Nhờ vậy, khi sống chung với người hằn học, ta vẫn bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Xem thêm: Đức Phật dạy: 10 lời các thiện nam tín nữ chớ vội tin

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận