Ôn thi tốt nghiệp: Thêm một vài hiệu ứng mở rộng cho bài NLXH

Lồng ghép được những hiệu ứng này vào bài nghị luận xã hội sẽ là một trong những cách giúp bài làm của các bạn 2k6 trở nên phong phú, hấp dẫn hơn.

Đỗ Thu Nga
15:00 14/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hiệu ứng đà điểu

Gọi là hiệu ứng đà điểu (Ostrich effect) bởi theo cuốn The Natural History (Lịch sử tự nhiên) mô tả: dẫu là một loài chim to lớn nhưng luôn đâm đầu (tự chôn vùi đầu mình) xuống dưới lớp cát mỗi khi có nguy hiểm hay kẻ thù xuất hiện. Hiệu ứng đà điểu dùng để ám chỉ tâm lý né tránh những điều tiêu cực, rủi ro mà nhiều người chúng ta mắc phải.

=> Bài học: Rủi ro, nguy hiểm sẽ không biến mất nếu ta không đối mặt và tìm cách đương đầu.

Hiệu ứng cánh bướm

Nhà toán học và nhà khí tượng học Edward Lorenz đã đưa ra khái niệm về hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) như sau: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”. Theo ông, một cái đập cánh của con bướm cũng có thể gây ra sự biến đổi trong điều kiện gốc của hệ vật lý.

on-thi-tot-nghiep-them-mot-vai-hieu-ung-mo-rong-cho-bai-nlxh-0

=> Bài học: Hiệu ứng cánh bướm ngầm ngụ ý rằng: trong cuộc sống, chỉ một hành động hoặc một quyết định nhỏ tưởng chừng vô nghĩa nhưng có thể sẽ tạo ra kỳ tích, thay đổi cả lịch sử, tạo nên số phận của một con người. 

Hiệu ứng lồng chim

Hiệu ứng lồng chim có liên quan đến câu chuyện sau. Một hôm, James - người đưa ra “hiệu ứng lồng chim cá cược với Carlson: “Tớ nhất định sẽ khiến cậu sớm nuôi một con chim”. Carlson không đồng tình: “Tớ chưa bao giờ nghĩ mình muốn nuôi một con chim”. Vào ngày sinh nhật của Carlson, James tặng bạn một món quà, đó là một chiếc lồng chim tinh xảo. Carlson tiện tay đặt cạnh bàn làm việc, cười đáp: “Đây chỉ là một sản phẩm thủ công đẹp mà thôi”. Nhưng bắt đầu từ đó, khách khứa ghé thăm nhìn thấy chiếc lồng chim trống không bên cạnh chiếc bàn, dường như đều sẽ hỏi: “Giáo sư ngài nuôi chim phải không?” Carlson đành phải giải thích hết lần này tới lần khác: “Tôi chưa bao giờ từng nuôi chim”. Số người hỏi vẫn không dừng lại khiến Carlson cảm thấy rất phiền phức. Cuối cùng, có một ngày Carlson ra tiệm mua một con chim về cho vào lồng. Hiệu ứng lồng chim cuối cùng đã ứng nghiệm.

=> Bài học: Khi chúng ta tiếp nhận đồ vật không cần thiết, áp lực theo đuổi sự hoàn mỹ của chính chúng ta cũng như áp lực từ cộng đồng tạo nên có thể thúc đẩy chúng ta không ngừng thu nhận nhiều hơn những món đồ không cần thiết. Nếu chỉ mệt mỏi chạy theo cuộc sống hào nhoáng, hạnh phúc sẽ ngày càng xa chúng ta. Trong thế giới đa lựa chọn, cần biết đủ để dừng lại. 

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu

Hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng ánh đèn sân khấu (Spotlight effect) là cách mà con người đề cao việc người khác đánh giá mình như thế nào, xem mình là cái rốn của vũ trụ và người khác phải quan tâm đến mình. So với thực tế thì mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát trong thế giới rộng lớn này và không đến mức như chúng ta nghĩ.

=> Bài học: Quan tâm đến cách mà mọi người nghĩ về chúng ta là tốt nhưng ở mức thái quá thì không nên. Thay vì thái quá việc mọi người quan tâm đến mình và đánh giá mình thì bạn nên thoát khỏi nó. 

on-thi-tot-nghiep-them-mot-vai-hieu-ung-mo-rong-cho-bai-nlxh-8

Hiệu ứng thao túng tâm lý

Thuật ngữ “gaslighting” bắt nguồn từ vở kịch, phim cùng tên “Gaslight”. Người chồng Manningham mặc sức thuyết phục mọi người và chính vợ mình - Manningham rằng cô ta bị điên bằng cách thay đổi vị trí đồ đạc trong nhà rồi khăng khăng rằng cô nhớ nhầm. Khi người chồng đang truy tìm báu vật ở mái nhà, người vợ nhận ra chiếc đèn sáng lờ mờ và sắp sửa hết ga nhưng người chồng không công nhận điều đó và cho rằng vợ mình đang ảo tưởng, từ đó dẫn đến tên vở kịch.

=> Bài học: Lắng nghe chính mình và xây dựng lòng tin ở bản thân. Hãy kiên định và đừng để mình dễ dao động. 

Hiệu ứng tâm lý hấp dẫn khi không hoàn hảo

Sự hấp dẫn của bạn sẽ tăng lên khi bạn không hoàn hảo. Theo hiệu ứng Platfall, những sai lầm làm nên sự hấp dẫn ở con người. Những người không bao giờ mắc sai lầm lại được xem là kém hấp dẫn hơn, vì sự hoàn hảo đôi khi tạo ra khoảng cách. Chúng ta thường bị hấp dẫn bởi những người không hoàn hảo.

=> Bài học: Theo hiệu ứng của Platfall, chúng ta nên ghi nhớ rằng đôi khi việc mắc lỗi lại là lợi thế, miễn rằng những sai lầm đó không quá lớn và có thể được sửa đổi. 

Hiệu ứng kỳ vọng cao hơn sẽ tạo ra hiệu suất làm việc tốt hơn

Thuật ngữ self- fulfilling prophecy có nghĩa là lời tiên tri tự thành hiện thực. Hiệu ứng tâm lý này chỉ ra nếu bạn tin điều gì đó là thật thì dần dần nó sẽ trở nên đúng như vậy.

=> Bài học: Mỗi chúng ta cần sống có niềm tin, có kỳ vọng.

Hiệu ứng bánh đà

Để làm cho bánh đà đang đứng yên có thể quay, ban đầu bạn phải nỗ lực rất nhiều. Bánh đà quay càng lúc càng nhanh. Sau khi đạt đến một điểm gần nhất định, bạn không cần tốn thêm sức nữa, bánh đà vẫn quay nhanh và sẽ không bị dừng lại.

=> Bài học: Đôi khi bạn có thể cảm thấy khó khăn khi bắt đầu làm một việc, nhưng nếu bạn kiên trì, sau khi vượt qua được thời điểm khó khăn ban đầu, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

on-thi-tot-nghiep-them-mot-vai-hieu-ung-mo-rong-cho-bai-nlxh-7

Hiệu ứng thùng gỗ

Một chiếc thùng được ghép từ nhiều mảnh gỗ, và nếu những mảnh gỗ này dài ngắn khác nhau thì rõ ràng: lượng nước chứa được trong thùng không phụ thuộc vào những mảnh gỗ dài, mà nó phụ thuộc vào chiều cao của mảnh gỗ ngắn nhất.Thành tích học tập chung của một đứa trẻ giống như chiếc thùng gỗ, trong đó thành tích mỗi một môn học là một miếng gỗ. Thành tích tốt không thể dựa vào sự xuất sắc (mảnh gỗ dài) ở vài môn học nào đó, mà nên chú trọng hoàn thiện ở một số mắc xích yếu (mảnh gỗ ngắn). Một người không thể xem nhẹ khiếm khuyết của mình và của cả người khác.

=> Bài học: Bạn muốn một ai đó hoàn thiện hơn thì không thể chỉ dựa vào sở trường, tài năng của họ mà quên đi sở đoản hay tật xấu, cho dù nhìn vào tưởng chừng như chúng không hề ảnh hưởng gì. Bởi vì một mảnh gỗ ngắn đi thôi cũng đủ làm nước trong cả thùng chảy ra ngoài.

Hiệu ứng Google (Google Effect)

Một hiệu ứng tâm lý là hệ quả của quá trình phát triển công nghệ. Khi Google trở nên quá phổ biến, nó khiến con người ngày nay có thể quên đi một kiến thức, một thông tin với tốc độ cực nhanh. Đơn giản là vì khi cần, chúng ta lại có thể tiếp tục tra cứu nó ngay lập tức. Và rồi sau khi tra, dù rất muốn nhớ nhưng khi gặp lại, bạn vẫn phải tiếp tục rút điện thoại ra Google tiếp.

=> Bài học: Mỗi người nên học cách ghi nhớ, tiếp thu thông tin, kiến thức không nên quá thụ động, dựa dẫm vào việc tra cứu.

Hiệu ứng Tamagotchi

Được đặt tên theo món đồ chơi nuôi thú cưng ảo Tamagotchi nhỏ gọn, cầm tay của xứ Mặt Trời mọc, Tamagotchi là một hiệu ứng tâm lý khi con người nảy nở những tình cảm với máy móc, thiết bị hay những món đồ kỹ thuật khác. Có lẽ trái tim chúng ta không chỉ cảm nhận được những tình cảm với con người hay với động thực vật khác mà còn cả những điều tưởng chừng như khô khan, vô thực.

=> Bài học: Hiệu ứng Tamagotchi cho thấy cảm xúc của con người là vô cùng kì diệu, chúng ta có thể nảy nở tình cảm với những điều tưởng chừng khô khan nên hãy biết bày tỏ cảm xúc với mọi điều xung quanh.

Hiệu ứng: Sự hấp dẫn của bạn sẽ tăng lên khi bạn không hoàn hảo

Mải mê kiếm tìm sự hoàn hảo giữa cuộc đời phồn hoa nhưng có lẽ ta đã không nhận ra rằng việc mắc một số lỗi lầm cũng khiến bạn trở nên hấp dẫn theo một cách thật đặc biệt. Theo thí nghiệm của nhà tâm lý học người Mỹ Elliot Aronson, những người nghe đoạn ghi âm của các ứng viên khi tham gia phỏng vấn, có xu hướng thấy thiện cảm hơn với đoạn âm thanh của người đã làm đổ cốc cafe khi trả lời câu hỏi. Vì thế nên mỗi người sinh ra đều mang trong mình một nét đẹp riêng, độc đáo và không trộn lẫn.

=> Bài học: Ta sẽ tuyệt vời nhất khi làm chính mình chứ không phải chạy theo hình ảnh của “viên ngọc không tì vết”.

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp THPT: Mách bạn cách gọi tên tác giả văn học 12 sao cho đỡ nhàm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận