Ôn thi tốt nghiệp: Nguyên tắc chọn dẫn chứng trong nghị luận văn xuôi

Khi phân tích dẫn chứng, các bạn có thể linh hoạt theo những cách sau: Có lời dẫn rồi nêu ra dẫn chứng; phân tích dẫn chứng trước rồi nêu ra dẫn chứng; vừa nêu vừa phân tích dẫn chứng.

Đỗ Thu Nga
15:00 24/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Nguyên tắc chọn dẫn chứng 

- Dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm.

- Dẫn chứng phải tiêu biểu, chọn lọc.

- Dẫn chứng phải toàn diện, chính xác.

- Dẫn chứng cần đúng, cần đủ cho các luận cứ mà người viết đưa ra.

2. Kỹ năng chọn dẫn chứng

Bước 1: Nhận diện đề: Đọc kỹ đề, xác định nội dung bàn luận.

Bước 2: Tích lũy và chia sẻ dẫn chứng độc đáo.

- Xác định mục tiêu thu thập dẫn chứng. Điều này sẽ định hướng cho học sinh tìm dẫn chứng tập trung, có tính phát hiện tránh việc đọc dàn trải, không hiệu quả.

- Tìm kiếm dẫn chứng.

- Sắp xếp và phân loại dẫn chứng vào những luận điểm/luận cứ phù hợp.

Bước 3: Sử dụng lời văn kết nối các dẫn chứng thành đoạn/bài phân tích.

3. Các hình thức dẫn chứng

- Dẫn chứng nguyên văn cả câu, đoạn, văn bản: Việc  trích dẫn nguyên văn đòi hỏi tính chính xác cao, nên người viết phải thuộc dẫn chứng, nắm chắc nguồn gốc xuất xứ. 

- Trích từ ngữ tiêu biểu: Chỉ trích một vài từ trong ngoặc kép, xen lẫn những phần bình giảng và phân tích cá nhân.

- Tóm lược nội dung: Đây là cách trích dẫn dẫn chứng theo hình thức gián tiếp, tức là chỉ dẫn ý của câu văn, lời nói, tóm lược nội dung câu chuyện... và không cần đặt trong ngoặc kép để đưa vào văn nghị luận.

on-thi-tot-nghiep-nguyen-tac-chon-dan-chung-trong-nghi-luan-van-xuoi

4. Phương pháp phân tích dẫn chứng

Phương pháp cảm nhận

Cảm nhận thực chất là sự nhận biết của người viết, người đọc thông qua tình cảm chủ quan của mình. Nhưng không có nghĩa là người viết, người đọc "tha hồ cảm nhận" mà phải cảm nhận trên cơ sở có lý, có tình và bám vào văn bản. Dẫn chứng bao giờ cũng diễn đạt một tình tiết hay miêu tả một chảnh tượng, sự kiện bằng năng lực riêng. Với phương pháp này chúng ta hãy tả lại một cách chi tiết, cụ thể theo cảm nhận thông qua sự tưởng tượng kèm theo những nhận định, đánh giá để làm rõ được luận điểm. Cảm nhận là một nghĩa rộng. Có khi cảm nhận bằng lý trí có khi cảm nhận bằng tình cảm cũng có thể kết hợp giữa lý trí và tình cảm để có cảm nhận đúng và hay.

Phương pháp phân tích nghệ thuật làm nổi bật nội dung

Nếu nội dung là "xương" của các tác phẩm thì nghệ thuật là phần hồn của nó. Mỗi "nội dung" hay phải được ẩn chứa trong một "hồn" hay. Phân tích nội dung không thôi coi như bài văn mới chỉ làm một nửa. Bởi thế, trong quá trình phân tích phải kết hợp cả nội dung và nghệ thuật. Vì thế phân tích theo phương pháp này phải cần vốn hiểu biết về các biện pháp tu từ tiếng Việt, các nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật.

Phương pháp suy luận bằng lý lẽ

Phương pháp này thường dựa vào tình chất của vấn đề để suy luận theo hướng mà người viết định ra. Muốn vật phải nắm chắc đặc điểm nhân vật và các tình tiết sự kiện của văn bản.

Phương pháp tái hiện

Tái hiện thực chất là trình bày lại những điều đã có trong văn bản, điều quan trọng nhất của phương pháp này là các em nhớ càng chính xác thì càng hiệu quả và có sức thuyết phục càng cao - gọi đó là cách tái hiện trực tiếp. Nếu không nhớ một cách chính xác thì chýng ta có thể tái hiện nội dung - gọi là tái hiện gián tiếp.

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Góc nhìn về Đất Nước trên bình diện địa lý

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận