Ôn thi tốt nghiệp: 2k6 đừng bỏ qua những kết bài nâng cao của tác phẩm văn xuôi 12

Dưới đây là một số mẫu kết bài do học sinh giỏi viết, các bạn 2k6 có thể lưu lại để tham khảo nhé.

Đỗ Thu Nga
13:00 22/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vợ chồng A Phủ

"Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tướng. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bệnh vực cho những con người không có ai để bênh vực" (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp - nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt không thế lực nào dập tắt được. 

Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu là một trong những người tiên phong trong việc đi sâu khám phá những "ngóc ngách" của đời sống, phát hiện ra những góc khuất, những phức tạp của cuộc sống ấy. Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ là phát hiện của ông về góc tối trong cuộc sống của những con người nghèo khổ mà qua đó ông còn đặt ra mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ với con người đồng thời đặt ra trách nhiệm của những người nghệ sĩ, khi nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống cần có cái nhìn sâu rộng, cảm thông để thấy được bản thân dù là xù xì, xấu xí bên trong thay vì cái nhìn phiến diện như chiếc thuyền ở ngoài xa.

on-thi-tot-nghiep-ket-bai-nang-cao-cua-tac-pham-van-xuoi-12-k

Người lái đò sông Đà

Một sông Đà, một Nguyễn Tuân - một thiên nhiên dữ dội, một người nghệ sĩ tài hoa. Tùy bút của Nguyễn Tuân chân thực mà hấp dẫn là vậy. Đọc từng dòng văn, ta như được tự mình trải nghiệm trong không gian Tiến Bắc, được gặp và chiêm ngưỡng cái tài hoa của những con người nơi đây. "Người lái đò sông Đà" là ống áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước thiết tha, say đắm của một người nghệ sĩ muốn dùng văn chương để khắc họa vẻ đẹp kỳ vyz, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng, nhất là tài năng của những người lao động bình dị. Sự đầu tư nghiêm túc, công phu và tâm huyết cho nghệ thuật của Nguyễn Tuân thật khiến ta khâm phục. Phải chăng đó chính là cái độc đáo tài hoa của Nguyễn Tuân - điều mà ông vẫn quan niệm "đã viết văn thì phải viết cho hay, cho đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn bất kỳ một lĩnh vực nào khác...".

Hồn Trương Ba hàng thịt

Để luôn sống thật với chính mình, mỗi chúng ta cần biết cách cân bằng giữa việc chăm sóc tâm hồn cũng như coi trọng và chăm sóc những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Qua đó, Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai loại người: Một loại chỉ muốn vật chất mà không chăm lo đời sống tinh thần. Loại còn lại luôn coi thường những giá trị vật chất, bỏ bê việc chăm sóc bản thân chỉ để tâm hồn tươi đẹp. Qua thể xác và tâm hồn, Lưu Quang Vũ đề cao quan niệm sống là chính mình mới là hạnh phúc đích thực của con người. Vì vậy, trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự thô tục và vượt qua nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể là chính mình - hoàn toàn là chính mình.

Vợ nhặt

"Cái đẹp cứu vớt người" (Đôxtooiepki). Vâng, "Vợ nhặt" của Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh diệu kỳ ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là  nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy. Bằng ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, cách khắc họa tâm lý nhân vật sắc sảo, độc đáo và cốt truyện đầy bất ngờ, Kim Lân đã vẽ lại trước mắt người đọc khung cảnh đói nghèo tràn lan của xã hội Việt Nam những năm 1945. Qua đó, tác giả cũng nhấn mạnh tình yêu thương giữa người với người luôn bất diệt.

Ai đã đặt tên cho dòng sông

Sự ngập ngừng vấn vương ấy là vẻ đẹp của Hương Giang mà nhiều nhà thơ đã cảm nhận. Trong đó, Thu Bồn đã có lần rung cảm:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gieo chữ lên những vườn hoa, những cánh đồng màu mỡ; mà trong đó mỗi so sánh, nhân hóa và liên tưởng về dòng chảy sông Hương đoạn đi qua Huế tựa như hoa trái ngọt thơm đã thể hiện một bút lực và tầm cao trí tuệ của nhà văn sở trường về bút ký, tùy bút. Ông đã dành cho sông Hương cả một lòng yêu mến và quý trọng đặc biệt.

Rừng xà nu

Tình yêu dù có mãnh liệt, dữ dội đến bao nhiêu cũng không thể vượt được quy luật khắc nghiệt của cuộc đời, cũng có lúc sẽ gặp phải những trắc trở, thậm chí là chia ly, đó là lẽ đương nhiên. Nhưng không vì thế mà nó lại mất đi vẻ đẹp vịnh hằng muôn thuở hay sớm bị lãng quên; mà qua năm tháng, càng nhiều khó khăn thử thách thì tình yêu ấy lại càng lớn lên, thắm thiết, sâu sắc và bền vững. Dù có thể là tình yêu ấy, như những con sóng ngoài khơi xa kia không thể đến được bến bờ của hôn nhân, của hạnh phúc nhưng đó cũng sẽ là một kỷ niệm đẹp, một kỷ niệm đántg nhớ trong đời mỗi con người, nếu chúng ta biết nâng niu, biết trân trọng và gìn giữ như một món quà quý giá mà cuộc sống đã ban tặng cho ta.

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Vài mẫu kết bài NLXH "cứu cánh" những lúc "bí văn"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận