Phật dạy: Ở đời, đừng đòi hỏi người khác phải rộng lượng

Đức Phật dạy chúng sanh rằng, ở đời này đừng quá sân si, hay biết sống bao dung, độ lượng. Như thế thì binh yên mới đến.

Đỗ Thu Nga
06:00 30/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

8 cái khổ ở đời theo lời Phật dạy

Đức Phật dạy, đời người có 8 nỗi khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, yêu thương phải chia lìa. oán hận lâu dài, cầu mà không được, bị mê lạc bởi những điều thấy (anh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tằng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn xí thạnh khổ). 

Sinh, lão, bệnh, tử là những nỗi đau thể xác tự nhiên.

Yêu thương phải chia lìa, oán hận lâu dài, cầu mà không được, bị mê lạc bởi những điều thấy được là những nỗi đau tinh thần. Đức Phật nói rằng, 7 nỗi khổ đầu tiên là nỗi khổ rõ ràng mà ai cũng có thể cảm nhận được. Nỗi khổ cuối cùng không dễ nhận ra nhưng nó là căn nguyên của mọi đau khổ. Không cần biết bạn là ai, cao quý như hoàng đế hay tướng quân, rẻ rúng hay sang chảnh, cao sang thì đều phải chịu đựng 8 tám điều gian khổ này.

O-doi-dung-doi-hoi-nguoi-khac-phai-rong-luong-9

Cuộc sống này đầy khó khăn, trắc trở, không mấy ai thực sự sung sướng trọn vẹn cả đời. Có những nỗi đau khó quên mà người khác không thể hiểu được. 

Vậy nên, chúng ta không thể hiểu hết những gì mà họ đã trải qua. Chúng ta không nên tùy ý nhận xét về cuộc sống của họ. Thay vào đó hãy học cách cảm thông, chia sẻ, đừng soi mói, sân si.

Chuyện "tu sĩ khoe khoang nỗi đau" - bài học sâu sắc về sự rộng lượng

Giữa biển người mênh mông, ai mà không có lúc gặp khó khăn trắc trở. Tất thảy chúng sanh, ai là không đau khổ? Cho dù đó là đau khổ hay đau đớn, chúng ta không bao giờ có thể trải nghiệm nó một cách trọn vẹn nếu không tự mình dấn thân trải nghiệm. Vậy nên, nếu bạn không biết hay không hiểu nỗi đau của người khác cũng được nhưng xin đừng phán xét. Câu chuyện "tu sĩ khoe khoang nỗi đau" dưới đây sẽ là một ví dụ điển hình:

Trong kinh Phật có ghi lại câu chuyện về một tu sĩ, kể rằng, sau khi ông bị thương trong một vụ tai nạn, những người hàng xóm thấy thương cảm và lần lượt đến hỏi thăm ông.

O-doi-dung-doi-hoi-nguoi-khac-phai-rong-luong-8

Vậy nên, người tu sĩ đã chịu khó mở vết thương của mình ra cho mọi người xem và kể cho những người đến thăm về trải nghiệm không may của mình. Với ánh mắt thương hại, mọi người thở dài khi nghe vị tu sĩ nói rồi rời đi ngay khi họ nghe xong.

Ngày này qua ngày khác, vết thương của tu sĩ không những không cải thiện mà ngày càng nghiêm trọng hơn, cuối cùng chết vì chữa trị không hiệu quả.

Đôi lời chiêm nghiệm

Người tu sĩ trong câu chuyện cũng giống như chúng ta trong cuộc sống, mong muốn người khác hiểu được nỗi đau của mình rồi kể lể ra cho họ xem nhưng lại phản tác dụng. 

Đừng bao giờ kể với ai về vấn đề, khó khăn của bạn. 90% trong số họ không quan tâm. 10% còn lại chỉ vui sướng khi nghe thấy điều này. Đừng có kiểu chuyện gì cũng thật lòng kể hết cho người khác nghe, đôi lúc bạn kể là chuyện buồn, nghe vào tai họ lại ra hàng ngàn phiên bản truyện cười.

Đức Phật dạy: "Ngàn người đau khổ một nghìn cách, và nỗi thống khổ của họ đều khác nhau”.

O-doi-dung-doi-hoi-nguoi-khac-phai-rong-luong-6

Ai cũng có cuộc sống riêng, khó thấu hiểu được nỗi đau nếu không phải chính thân mình trải qua. Chúng ta không thể hiểu nỗi cay đắng của người khác, cũng như người khác không thể chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của chúng ta.

Vậy nên, nếu bạn không biết khó khăn của mình, bạn không phải lo lắng về điều đó. Nếu bạn không biết khó khăn của người khác, đừng thuyết phục người khác phải từ bi, rộng lượng.

Quan tâm không vượt qua ranh giới, thấu hiểu và không vu khống, tử tế và không làm tổn thương là sự bảo vệ lớn nhất dành cho nhau!

Xem thêm: Chúng ta đã từng hiểu sai về lòng hiếu thảo như thế nào?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận