Nước mắt của thiền sư - câu chuyện có thật nói về ý nghĩa của việc tu hành

Chuyện "nước mắt của thiền sư" cho ta thấy rõ tinh thần của Phật giáo. Phật giáo lấy tâm từ bi làm gốc, như thế có thể làm cho vạn vật tìm được chốn trú chân.

Đỗ Thu Nga
14:00 27/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện "nước mắt thiền sư"

Có một người thanh niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, sống và trụ trì một tu viện cách xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ông nên đã đến xuất gia làm đệ tử.

Vị thiền sư này luôn dạy các đệ tử nên đoạn trừ thế duyên cần cầu tự mình liễu ngộ chân lý, tinh tấn khơi dậy trí tuệ, phá trừ ngã chấp, tự độ độ tha. Và ngài nhấn mạnh chỉ có đoạn trừ tình ái thế gian thì mới có khả năng đạt được giải thoát.

Vào một ngày nọ, từ nơi quê xa của ông truyền đến tin đồn rằng: "Đưa con gái duy nhất của thiền sư lúc chưa xuất gia đã lâm trọng bệnh qua đời". Các đệ tử sau khi nhận được tin này cùng nhau tụ tập luận bàn, họ đưa ra hai vấn đề như sau:

- Một là, nên hay không nên báo tin buồn này cho sư phụ biết?

- Hai là, khi sư phụ nghe tin bất hạnh này rồi sẽ có phản ứng thế nào?

Y-nghia-cua-viec-tu-hanh-qua-cau-chuyen-nuoc-mat-cua-thien-su-5

Sau cùng họ đưa ra kết luận: "Sư phụ đã đoạn trừ thế duyên rồi, đưa con gái duy nhất đó dù sao cũng là con của ngài, nên báo tin không vui này cho ngài biết. Đồng thời họ cũng nghĩ sư phụ là người đã tu hành đến mức cao như vậy rồi nếu nghe tin đứa con duy nhất chết thì cũng chỉ thản nhiên thôi".

Thế là họ cùng nhau đi báo cho thiền sư. Khi vị cao tăng này nghe tin lòng buồn rười rượi. Hai hàng nước mắt lăn xuống gò má. Các đệ tử nhìn thấy sư phụ có phản ứng như vậy thì cảm thấy rất lạ, họ cũng không ngờ sư phụ qua thời gian dài tu hành như vậy mà cũng không đoạn trừ được thế duyên.

Trong nhóm đệ tử có một người can đảm đứng ra chắp tay hỏi ngài: “Sư phụ, bình thường sư phụ thường dạy chúng con đoạn trừ thế duyên, cần cầu giải thoát phải không? Sư phụ xuất gia đã lâu vì sao nghe tin con chết lại đau khổ nhiều như vậy, như thế có phải là ngược lại tất cả những gì mà hằng ngày sư phụ vẫn thường dạy chúng con không?".

Trong đôi mắt đẫm lệ, vị thiền sư ngước lên nói: "Tôi dạy các người đoạn trừ tình cảm thế tục mong cầu thành tựu giải thoát, chứ không phải dạy các người sống cuộc sống ích kỷ chỉ biết có mình, mà từ thành tựu của chính mình đem lại lợi ích an vui cho nhân loại. Mỗi một chúng sanh lúc chưa giác ngộ đều có những người thân ra đi, đều làm cho họ đau lòng, đứa con của ta cũng là một trong những chúng sanh, tất cả chúng sanh giống như con của ta, ta vì những đứa con của ta mà khóc, cũng là vì nỗi đau của tất cả chúng sanh chưa chứng ngộ của thế gian mà khóc vậy".

Sau khi nghe thiền sư dạy, trong lòng các đệ tử tràn đầy thương cảm, mở rộng tình thương tinh tấn tu học, cần cầu giải thoát. 

(Theo Hoa Linh Thoại, Như Nguyện dịch)

Lời bàn về câu chuyện "nước mắt thiền sư"

Đây là câu chuyện có thật làm xúc động lòng người, nói rõ về động cơ và mục tiêu của việc tu hành. Một con người đáng được tôn kính, thì người đó phải xác lập được mục tiêu của việc tu hành là vì mang đến lợi ích cho chúng sinh chứ không phải vì lợi ích cá nhân. Đó chính là thành tựu đích thực của việc xuất gia, đó là con người đứng trên những con người, khó có gì có thể so sánh được.

Cũng qua câu chuyện trên chúng ta nhận thấy rõ tinh thần của Phật giáo. Phật giáo lấy tâm từ bi làm gốc, như thế mới có thể làm cho vạn vật tìm được chổ trú chân. Cũng có thể nói đó là tinh thần “không mà không phải không”, vô ngã là không, từ bi là không phải không.

Biết là vô ngã nhưng không bỏ đi từ bi đó là không mà không phải không. Tuy hành hạnh từ bi ma fkhoong chấp trước có ngã đó là không phải không mà không. 

Khi một người hiểu rõ nghĩa của "không" thì không có khả năng thực hành được pháp tu quán tất cả chúng sanh và mình là không phải hai và không có sự khác biệt. Như vậy, tuy cũng có từ bi nhưng không phải chân thật từ bi. Đó là vì sao các đệ tử của cao tăng trước phải nhập vào tánh không sau đó mới có thể luận đàm nghĩa mình và vạn loại là một không có sự sai khác.

Y-nghia-cua-viec-tu-hanh-qua-cau-chuyen-nuoc-mat-cua-thien-su

Kinh Hoa Nghiêm có viết: "...Trong thế giới bao la này biết bao nhiêu là chúng sanh tham đắm ngũ dục, không biết ân nghĩa, không biết hướng thiện, tội ác lan tràn. Nếu Bồ tát không quán tất cả bình đẳng thì làm sao có khả năng hoà nhập vào đời thương tất cả chúng sanh như con mình để mà độ họ”.

Trong kinh Niết Bàn, Đức Phật giảng: "Ta yêu tất cả chúng sanh như con một. Chỗ khác biệt của Bồ tát và Tiểu thừa là từ bi. Phật dạy ba độc tham sân si là nguyên nhân của tất cả khổ đau, tu Tiểu thừa phải đoạn trừ tham sân si, nhưng tu Đại thừa thì không đoạn mà dùng nó để độ chúng sanh. Vì sao? Nguyệt Khê đại sư nói: “tham là tham độ chúng sanh làm cho thành Phật đạo, sân là quở trách chúng sanh tán thán đại thừa, si là nhận chúng sanh lám con. Bồ tát không đoạn trừ tham sân si không phải là bồ tát mê chấp mà là vì lòng từ thương chúng sanh mà không đoạn”.

Từ bi là gì? "Từ" là mang niềm vui đến “bi” là làm cho hết khổ. Làm cho chúng sanh thoát khỏi bể khổ sanh tử và đạt được niềm vui chân thật đó mới đúng nghĩa của “từ bi”.

Trong giáo lý của đạo Phật phân từ bi thành ba loại. “Chúng sanh duyên từ” đó là xem tất cả chúng sanh trong tam đồ lục đạo như cha mẹ anh em một nhà do đó mà thường luôn tìm cách đem niềm vui và dứt hết khổ đau cho họ. Hai là “pháp duyên từ” đó là mình phá bỏ chấp trước nhân ngã, luôn tuỳ theo mong cầu của chúng sanh mà làm cho lìa khổ được vui. Ba là “vô duyên từ” đó là tâm của chư Phật, biết được các duyên vốn không thật, điên đảo hư vọng cho nên tâm không chổ duyên, nhưng lại làm cho tất cả chúng sanh tự nhiên đạt được lợi ích của sự dứt khổ và đạt được an vui.

Do có “chúng sanh duyên từ” mới có khả năng nhập vào “pháp duyên từ” và “vô duyên từ”. Nếu không có thành tựu về chúng sanh, thành tựu về duyên, thành tựu về từ bi thì hành giả tu đại thừa cũng không cả khả năng thành tựu. Nước mắt của thiền sư vì vậy mà rơi, Bồ tát nhìn thấy chúng sanh ở thế giới ta bà mê muội, đến chết mà cũng chưa ngộ. Như vậy không phải từng ngày từng ngày nước mắt lòng rơi đó sao?

(Theo Phật giáo)

Xem thêm: "5 chữ vàng của thiền sư" - câu chuyện giúp ta nhận ra chân lý "sướng hay khổ chỉ nằm ở 1 ý niệm"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận