Chuyện ít biết về hậu duệ chúa Trịnh: Đem gạo cứu đói cả làng, tặng hơn trăm cây vàng lá cho Cách mạng

Cụ Trịnh Đình Kính (hậu duệ chúa Trịnh) vốn là 1 trong những hào kiệt xứ Đông Dương được mệnh danh là "ông hoàng thủy tinh". Không chỉ đem gạo cứu đói cả làng mà ông còn là 1 trong những người giàu ở Hà Nội bê cả hộp trang sức vài kí lô, hơn trăm cây vàng đi ủng hộ Cách mạng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ông hoàng thủy tinh xứ Đông Dương

Trong cuốn Vua chúa và hào kiệt xứ Đông Dương (XB năm 1943) có chép chuyện về những nhà tư sản danh tiếng Việt Nam đầu thế kỷ XX như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Đình Kính... Trong đó, "ông hoàng thủy tinh" Trịnh Đình Kính là người có tài kinh doanh lại có tấm lòng thơm thảo với đồng bào, Cách mạng. 

Ông Trịnh Đình Tiến (trú tại số 65, Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) từng kể: Bố ông là Trịnh Đình Kính - hậu duệ chúa Trịnh - người được Chính phủ Pháp xưa vinh danh có nhiều công trạng với đất nước, sánh mang với vua chúa các nước Đông Dương. 

nha-tu-san-yeu-nuoc-trinh-dinh-kinh-la-ai-4
Ông Trịnh Đình Tiến - con trai nhà tư sản Trịnh Đình Kính

Theo ông Tiến, cụ Trịnh Đình Kính sinh năm 1886, quê ở làng Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Thân sinh ra cụ là Trịnh Đình Thành - một yếu nhân của nghĩa quân  Cần Vương. Thua trận Bãi Sậy, ông Trịnh Đình Thành đã ôm tráp quân cơ nhảy xuống sông Cái tự vẫn để giữ bí mật.

Sau khi ông nội mất, bà nội ông Tiến ra Hà Nội đi bước nữa, còn cụ Trịnh Đình Kính được anh em họ hàng giữ ở lại nhà chăm sóc. Cụ Kính sống ở quê đến năm 12 tuổi thì bỏ nhà ra Hà Nội thăm mẹ.

Cụ Kính lang thang khắp phố này đến phố khác, ai thuê gì làm nấy cốt lấy miếng ăn sống qua ngày. Ngày đó, Hàng Bồ là phố người Hoa sinh sống rất nhiều, họ có nghề nấu thủy tinh làm các sản phẩm như chai lọ, đèn dầu.

Ông chủ tiệm nấu thủy tinh tên Tài Cống thấy bé Kính mặt mũi khôi ngô đã nhận vào công xưởng làm việc. Cậu bé Kính chịu khó, ngoan hiền lại trung thực nên được ông chủ yêu mến.

nha-tu-san-yeu-nuoc-trinh-dinh-kinh-la-ai-0
Chân dung cụ Trịnh Đình Kính

Ông Tiến kể tiếp: Người Hoa có nguyên tắc đối với người ngoài chỉ dạy họ ăn chứ không dạy họ làm. Đó là lý do mà nhiều năm trước đó ở Hà Nội chỉ có duy nhất người Hoa độc quyền làm nghề nấu thủy tinh. Phải là con cái trong gia tộc mới được truyền nghề.

Thế nhưng cậu bé Kính là 1 trường hợp ngoại lệ. Do rất yêu quý cậu bé nên Tài Cống đã nhận làm co nuôi, truyền thụ bí kíp nấu thủy tinh cho. Ông bảo, ông truyền nghề không chỉ muốn cho cậu bé sau này có cơm ăn, áo mặc mà sẽ là một thương gia lớn.

Năm Kính 20 tuổi thì bố nuôi qua đời. Đó cũng là lúc ông đã chín chắn về nghề. Nhờ đó, ông quyết định mở xưởng riêng lấy tên là Thanh Đức, đặt tại số 69 Hàng Bồ (sau chuyển về số 65 Hàng Bồ). 

Ban đầu, sản phẩm của Thanh Đức còn nghèo nàn thường nằm ngoài tầm mắt của người giàu ở việt Nam và những người Pháp ở Đông Dương. Đồ thủy tinh Pháp chiếm lĩnh thị trường. Nhưng khi Đại chiến I nổ ra, con đường chuyên chở sản phẩm thủy tinh từ Pháp sang Đông Dương bị cắt đứt.

nha-tu-san-yeu-nuoc-trinh-dinh-kinh-la-ai-9
Ông hoàng thủy tinh Trịnh Đình Kính và các con

Nắm bắt được xu hướng thị trường, cụ Kính không chỉ sản xuất sản phẩm truyền thống mà bắt đầu nghiên cứu, sản xuất nhiều loại sản phẩm giống hàng nhập khẩu từ Paris (Pháp) như cốc, chén, bóng đèn thủy tinh. Tuy chất lượng không sánh bằng chính quốc nhưng về kiểu dáng thì không kém, giá thành lại rẻ. Vì thế nhiều nơi đã đến gặp cụ để đặt hàng.

Khi thế chiến thứ II (1939) nổ ra, nhiều mặt hàng thủy tinh của Pháp không chuyển được sang Đông Dương. Nhờ đó mà các sản phẩm của ông Kính làm ra càng có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Hàng hóa của ông không chỉ phân phối trong nước mà bán sang cả 3 nước Đông Dương. Có thời điểm hàng sản xuất ra không đủ tiêu thụ, thương hiệu thủy tinh Thanh Đức độc quyền trên thị trường.

Ông Tiến kể, thời kỳ huy hoàng của cụ Kính là từ năm 1939 - 1945. Cái tên cửa hàng thủy tinh Thanh Đức nổi tiếng không chỉ ở Đông Dương mà con vang sang cả Paris (Pháp). Nhiều thương gia bên Pháp đã sang gặp cụ Kính để trao đổi kinh nghiệm và hợp tác làm ăn buôn bán. Họ thán phục tài trí của ông, đặt cho ông biệt danh là "ông hoàng thủy tinh Đông Dương".

nha-tu-san-yeu-nuoc-trinh-dinh-kinh-la-ai-7
Ông Trịnh Đình Kính (đầu tiên bên phải) trong cuốn sách vua chúa và những hào kiệt xứ Đông Dương, xuất bản năm 1943

Các sản phẩm của Kính được mang đi tham dự nhiều triển lãm ở Huế, Sài Gòn và được Chính phủ Pháp đánh giá cao. Năm 1939, Chính phủ Pháp trao huy chương vì có nhiều sáng kiến trong sản xuất. Đến năm 1941, cụ Kính được vua Bảo Đại trao Huân chương Long bội tinh vì những đóng góp của ông cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Khi đó, nhà cầm quyền Pháp rất coi trọng những nhà tư sản như cụ Kính. Qua quá trình lựa chọn, dựa trên nhiều tiêu chí năm 1943 Phủ toàn quyền Đông Dương đã lựa chọn cụ Trịnh Đình Kính là 1 trong 300 người hào kiệt nhất xứ Đông Dương. 

Tiêu chí đánh giá, lựa chọn dựa trên sự đóng góp của họ đối với đất nước. Cụ Kính khi đó được sánh ngang với bậc vua chúa của các nước Đông Dương. Sau đó, Phủ toàn quyền Đông Dương cho người viết một cuốn sách có tên gọi là Vua chúa và những hào kiệt xứ Đông Dương, xuất bản năm 1943.

Đem gạo cứu đói cả làng

Ông Tiến kể tiếp, những cửa hiệu của cụ Kính làm ăn phát đạt đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân. Gia đình ông khi đó cũng thuộc hàng giàu có ở đất Hà thành. Tuy trở thành ông chủ lớn, có thân phận cao quý song cụ Kính rất thương dân nghèo. 

nha-tu-san-yeu-nuoc-trinh-dinh-kinh-la-ai

“Trước những năm 1945, nhiều người ở quê đói khát, ra Hà Nội tìm bố tôi xin ăn. Dù không biết họ là ai, nhưng thấy họ đói khổ bố tôi giữ lại làm việc và cho ăn uống. Vì thế, trong nhà thường có vài chục miệng ăn. Có khi ăn xong, ông còn phát gạo cho họ mang về nhà”, ông Tiến kể .

Theo ông Tiến, năm 1945 khí nạn đói tràn về thôn Đôn Thưu - nơi cụ Kính sinh ra khiến nhiều người chết đói. Thấy vậy, cụ Kính đã cho người chở gạo về cứu đói dân làng. 

Cụ bảo, đây là nơi cụ sinh ra và lớn lên. Vì thế cụ không thể nhìn thấy mọi người đói khát mà không cứu, dù có bán cả nhà máy, xí nghiệp sản xuất, cụ cũng phải cứu mọi người. Nhờ tấm lòng đôn hậu của cụ Kính, nhiều người dân thôn Đôn Thư thoát khỏi nạn đói. Họ cảm phục tấm lòng của người con hết lòng vì quê hương.

Cũng theo ông Tiến, đối với anh em họ hàng, cụ Kính cũng làm hết mình để họ được no ấm. Cụ từng bỏ ra số tiền lớn mua hàng chục mẫu ruộng để mọi người canh tác sản xuất. Nhiều gia đình nghèo đói, nhờ cụ mà có cơm ăn áo mặc.

Hiến hơn trăm cây vàng lá ủng hộ Cách mạng

Cách mạng tháng Tám thành công, nhà tư sản Trịnh Đình Kính đã hằng tâm hằng sản với Cách mạng. Cụ chính là 1 trong những người giàu ở Hà Nội hăng hái tham gia Tuần lễ vàng. Cụ bê một hộp đồ trang sức vài kí lô với hơn trăm cây vàng lá để ủng hộ Cách mạng.

Ngôi nhà của cụ ở số 65 Hàng Bồ đã trở thành nơi ăn ở cho nhiều đại biểu Quốc hội khóa I. Năm 1947, Pháp bắt cụ giam nhiều ngày trong Hỏa Lò vì tội ủng hộ Việt Minh. Sau ngày Hòa bình lặp lại, xưởng thủy tinh Thanh Đức tiếp tục sản xuất đồ dùng thủy tinh cho các cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Sau hòa bình một thời gian, xưởng thủy tinh Thanh Đức thành tài sản của Nhà nước.

nha-tu-san-yeu-nuoc-trinh-dinh-kinh-la-ai-6
Ông Tiến bảo, chiếc bàn thờ có từ thời chúa Trịnh, được bố ông chỉnh sửa lại

Vào đầu thế kỷ XX, nhà tư sản Trịnh Đình Kính giàu có đã về Đôn Thư dựng lên ngôi nhà thờ các chúa Trịnh với tư cách là hậu duệ thứ chín của Chúa Trịnh Căn có tên là Trịnh Gia Thế Miếu (TGTM). Ngôi thế miếu nguy nga nhưng duyên dáng nằm giữa làng Đôn Thư nay thuộc xã Kim Thư, Thanh Oai, Hà Nội. Là một làng quê cổ gần 2.000 tuổi, Từ xa xưa, Đôn Thư đã có hơn 30 người đỗ đạt, làm quan trong các triều đại. Thời Nguyễn, làng được tặng bức đại tự sơn son thếp vàng với 4 chữ Mỹ tục khả phong.

Sau này giới kiến trúc và sử học đã đồng thuận coi TGTM (được Hà Nội xếp hạng di tích) là loại hình kiến trúc ít gặp ở nước ta. TGTM vừa gần gũi với kiến trúc Miếu đường lại mang những đặc trưng kiến trúc của các gia tộc danh giá. TGTM hội đủ nghệ thuật điêu khắc tinh xảo với những đề tài gần gũi với điêu khắc dân gian đầu thế kỷ XX ở vùng đồng bằng Bắc bộ lại chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Cung đình Huế.

Ngôi Trịnh Gia Thế Miếu bế thế nổi trội ở làng Đôn Thư sau 1954 trở thành nơi trụ sở làm việc chính của Ủy Ban Hành chính huyện Thanh Oai sau thỏa thuận giữa những nhà chức việc với nhà tư sản Trịnh Đình Kính. Thỏa thuận rằng, huyện mượn tạm ít năm, sau khi xây xong Trụ sở huyện sẽ trả. Nhưng rồi, việc xây Trụ sở huyện đã hoàn tất nhưng việc trả lại không diễn ra. Đã thế huyện lại giao TGTM cho xã Kim Thư tiếp tục dùng làm Trụ sở ủy ban xã!

nha-tu-san-yeu-nuoc-trinh-dinh-kinh-la-ai-1
Trịnh Gia Thế Miếu

Trước khi nhắm mắt xuôi tay, cụ dặn các con phải kiên trì đòi bằng được TGTM. Cái thời những việc cần làm ngay tòa báo mà người viết bài này tòng sự cũng nhận được đơn với nội dung đòi lại TGTM của ông Trịnh Tiến con trai cụ Kính, người đang đứng cùng chúng tôi trong TGTM đây! Tòa báo khi đó cũng chỉ biết cái việc kính chuyển đến UBND tỉnh Hà Tây xứ Đoài xem xét giải quyết mà thôi.

Hàng gánh đơn là cách nói của ông Tiến chỉ cái công sức kiên trì, nhẫn nhịn hằng bao năm của các thành viên họ Trịnh hậu duệ cụ Kính kêu lên các cấp. Đùng cái, tất cả bỗng thở phào nhẹ nhõm bởi ngày 12/12/1989, UBND xã Kim Thư do ông Chủ tịch Nguyễn Công Bạ đã mời đại diện gia đình đến UB để nhận quyết định trao trả ngôi TGTM linh thiêng! Khỏi nói niềm vui của ông Tiến và những người thân. Nhưng cũng chỉ 5 ngày sau khi nhận quyết định, có quyết định khác của UBND huyện Thanh Oai là cưỡng chế thu hồi lại TGTM! Kèm một quyết định khác của huyện nữa là cách chức ông Chủ tịch Nguyễn Công Bạ, cho nghỉ hưu với lý do tùy tiện trả nhà cho tư sản!?  

Xem thêm: Chân dung tỷ phú Việt hiến tặng cả yến vàng, nhẫn kim cương cho cách mạng

Đọc thêm

Bác sĩ Sam Axelrad - người cất giữ đoạn xương cánh tay năm ấy cũng từng không thể ngờ được người lính Việt Nam vẫn còn sống để có thể nhận lại 1 phần cơ thể tưởng như đã mất vĩnh viễn của mình.

Cựu binh Mỹ trả lại đoạn xương cánh tay cho người lính Việt sau gần nửa thế kỷ cất giữ
0 Bình luận

Vua Minh Mạng tổ chức lễ Vu Lan không chỉ để tưởng nhớ cha mẹ mà còn để tri ân các tướng lĩnh đã bỏ mạng vì đất nước và cầu siêu cho các sĩ tử vô danh.

Minh Mạng - vị vua tổ chức lễ Vu Lan nhiều nhất lịch sử
0 Bình luận

Vua Tự Đức vốn bị bệnh đậu mùa nên dù có tới 300 bà vợ nhưng không có con. Không có người nối dõi, ông phải chọn 3 con nuôi đều trong hoàng tộc, trong đó có vua Dục Đức sau này.

Vua Tự Đức thương Ưng Đăng nhưng lại truyền ngôi báu cho Ưng Chân, vì sao vậy?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Đề xuất