Chân dung tỷ phú Việt hiến tặng cả yến vàng, nhẫn kim cương cho cách mạng

Không chỉ là doanh nhân giỏi, tỷ phú Nguyễn Sơn Hà còn là một công dân yêu nước với nhiều đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Đỗ Thu Nga
22:46 04/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tỷ phú Nguyễn Sơn Hà sinh năm 1894 tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây trong một gia đình có 7 anh chị em. Ông Sơn Hà mồ côi cha năm 14 tuổi. Ông phải bỏ học xin đi làm phụ bàn giấy cho một hãng buôn của Pháp. Vì lương thấp nên ông đã bỏ sang làm cho hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng. Tại đây, ông nung nấu ý chí tạo dựng một hãng sơn dầu của người Việt Nam.

Khi đó sách về kỹ thuật làm sơn viết bằng tiếng Pháp nên ông đã tìm thầy  dạy thêm tiếng Pháp vào ban đêm. Khi đã nắm chắc kiến thức, để lập nghiệp, ông Hà bán chiếc xe đạp - tài sản duy nhất của mình lúc bấy giờ để lấy tiền mua máy xay bột. Đây là loại máy mà ông dùng để nghiền nguyên liệu chế tạo sơn.

Sau quá trình kiên trì, loại sơn theo "công thức" của riêng ông được ra đời. Mẻ sơn đầu tiên thành công, đống hộp bán ra thị trường với thương hiệu “Resistanco”, tiếng Pháp có nghĩa là “bền chặt”. Hình ảnh về thương gia Nguyễn Sơn Hà bắt đầu từ đó.

ty-phu-nguyen-son-ha-hien-vang-nhan-kim-cuong-cho-cach-mang-9
Chân dung doanh nhân Nguyễn Sơn Hà

Trong quá trình này, ông vẫn miệt mài nghiên cứu để cho ra loại sơn hoàn hảo nhất. Sau đó ông đem đi tiếp thị đến các cai thầu, thợ sửa chữa. Chất lượng sơn của ông đã chinh phục được cả người tiêu dùng Pháp và Việt. Hơn nữa, giá thành sơn Resistanco rẻ hơn rất nhiều so với các loại sơn khác. Từ đó, sơn của ông bắt đầu được tiêu thụ khắp cả nước.

Khi vừa tròn 26 tuổi, ông Sơn Hà mở được xưởng sơn Gecko tại Hải Phòng, rộng 7.000m2. Không lâu sau đó, sơn Resistanco bắt đầu xuất khẩu sang các nước Đông Dương và tiêu thụ nhanh chóng. 

Thấy gia đình ông làm ăn thuận lợi, người Pháp tìm đủ mọi cách chèn ép việc kinh. Nhưng ông vẫn quyết giữ sự hưng thịnh của nền công nghiệp bản địa, khiến nhà cầm quyền phương Tây phải kinh sợ. 

Trong những yếu tố tạo nên thành công khi phát triển sản xuất, kinh doanh, ông Nguyễn Sơn Hà đặc biệt đề cao nguyên tắc “lấy nhân dùng nhân”. Để gắn bó người tâm phúc theo mình, ông mua hàng trăm ha ruộng đất ở Kinh Môn cấp đất cho vợ con họ cày cấy, số thóc thu được ông đem bán rẻ cho anh em công nhân những ngày khó khăn.

Mến mộ cách ứng xử bao dung của ông chủ, có người thợ giỏi từng làm công trong hãng sơn của người Pháp đã bỏ sang làm việc cho hãng sơn của ông Nguyễn Sơn Hà. 

ty-phu-nguyen-son-ha-hien-vang-nhan-kim-cuong-cho-cach-mang-4
Ông Nguyễn Sơn Hà hướng dẫn bí quyết làm sơn cho kỹ thuật viên Sở Công nghiệp Hà Nội (Ảnh tư liệu)

Đến năm 1939, vợ chồng ông Sơn Hà được vua Bảo Đại mời vào Huế để dự tiệc chiêu đãi. Cũng trong lần đi này, ông có cơ duyên được gặp Phan Bội Châu - người bị Pháp quản thúc tại Huế. Lần gặp gỡ này đã tác động sâu sắc đến doanh nhân Nguyễn Sơn Hà. Ông quyết định ra tranh cử hội đồng thành phố, tham gia tích cực vào hoạt động Hội Trí tri, Hội ánh sáng, thành lập Ban Cứu tế, Chi hội Truyền Bá quốc ngữ.

Ông Sơn Hà còn mạnh mẽ đấu tranh với Pháp, Nhật đòi mở kho thóc cứu đói. Thấy trẻ em đói, mồ côi quá nhiều, vợ chồng ông Sơn Hà đứng ra lập trường Dục Anh tại số 46, phố Lạch Tray để nuôi dạy các em bé mồ côi. Từ trường học này rất nhiều trẻ mồ côi trưởng thành rồi tham gia cách mạng trở thành cán bộ quân đội, cán bộ nhiều ngành nghề khác. Họ đóng góp công sức lớn cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước sau này.

Trong "Tuần lễ vàng" vào tháng 8/1945 do chính phủ phát động, ông Nguyễn Sơn Hà đã tích cực tham gia đóng góp tiền vàng. Đồng thời vận động các nhà tư sản khác và nhân dân mọi tầng lớp tham gia. 

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Mùi và con gái Nguyễn Sơn Thạch đi cùng đã hiến tặng toàn bộ số nữ trang của gia đình, gồm vàng bạc, đá quý cân được 10,5kg. Ông Sơn còn tháo cả chiếc nhẫn quỹ bằng platin gắn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng. Vì những đóng góp tích cực của mình, doanh nhân Nguyễn Sơn Hà đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng ảnh và Mặt trận Việt Minh cấp giấy khen.

Sau khi người con trai cả tên Nguyễn Sơn Lâm - Đội trưởng Tự vệ Hải Phòng hy sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến tại mặt trận Đông Khê (Hải Phòng), ông Hà quyết định đi theo con đường giải phóng dân tộc, Ông bỏ lại toàn bộ tài sản như nhà xưởng, đồn điền, tiền của... đưa toàn bộ gia đình đi theo kháng chiến. 

ty-phu-nguyen-son-ha-hien-vang-nhan-kim-cuong-cho-cach-mang-7
ngày đầu khởi nghiệp (Ảnh tư liệu)

Sau Cách mạng tháng Tám, ông Sơn Hà trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hải Phòng. Ông cũng từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị giữ chức Bộ trưởng Bộ kinh tế sau Cách mạng Tháng Tám nhưng ông đã khiêm nhường từ chối. Ông cho rằng, bản thân học ít, tài sơ, không dám nhận chức quá to ngoài sức...

Khi Pháp tấn công Hải Phòng, gia đình ông sơ tán lên chiến khu Đông Triều (Quảng Ninh) rồi di chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Ở đây, ông giúp Cục thông tin bộ quốc phòng làm vải nhựa cách điện với điện áp thấp, dùng cho kỹ thuật thông tin bằng cách đun nóng nhựa thông (hoặc nhựa trám) với dầu luyn rồi bôi lên vải diềm bâu.

Bên cạnh đó, ông cũng tổ chức sản xuất giấy than, mực in lito, vải che mưa. Vải che mưa của xưởng Nguyễn Sơn Hà chế tạo có thể chống mưa, ngụy trang cũng tốt, lại có thể làm chiếu nằm rất tiện cho bộ đội ta.

Tháng 10/1948 và tháng 3/1939, hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen Nguyễn Sơn Hà, động viên ông tiếp tục có thêm sáng kiến đóng góp cho kháng chiến. Không chỉ làm sơn, ông Hà chính là người chế tạo ra lương khô và thuốc ho.

Sau kháng chiến chống Pháp, ông Nguyễn Sơn Hà trở về Hà Nội và tiếp tục trúng cử vào Quốc hội Việt Nam khoá khoá II, III, IV, V. Ông mất tại Hải Phòng năm 1980.

Một đời "tay trắng làm nên" nhưng hơn cả là một đời mang tấm lòng son sắt với đất nước, nhân dân. Tỷ phú Nguyễn Sơn Hà đã để lại bài học quý giá cho thế hệ trẻ trên con đường xây dựng tương lai. Cụ đã và sẽ sống mãi trong lòng nhân dân thành phố hoa phượng đỏ, trong đất Việt văn hiến ngàn đời.

Xem thêm: Cuộc đời lẩn khuất nhiều bi kịch của Me Tư Hồng - nữ đại gia đầu tiên tại Việt Nam

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận