Nhà cổ triệu đô ở xứ Quảng và chuyện lão nông dân "chê" tiền tỷ

Người ta trả giá ngôi nhà cổ gỗ mít ròng đến triệu đô nhưng cha của ông Nguyễn Đình Hoan "chê" tiền, nhất quyết không bán. Ông nói, ngôi nhà này sẽ truyền từ đời này sang đời khác cho con cháu.

Đỗ Thu Nga
15:00 20/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngôi nhà cổ gỗ mít ròng của lão nông dân Nguyễn Đình Hoan ở làng Lộc Yên (thôn 4, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) được giới nghiên cứu và sưu tầm đánh là "độc nhất vô nhị". Theo ông Hoan, khi bố là ông Nguyễn Huỳnh Anh còn sống có thể lại rằng: Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1850, từ thời cụ cố Nguyễn Đình Hoằng - từng giữ chức Cửu phẩm bá hộ thời đó. Nhà do nhóm thợ làng mộc Vân Hà, Tam Thành, Tam Kỳ (nay là huyện Phú Ninh) xây dựng rõng rã suốt 3 năm trời.

Ngôi nhà này có kiến trúc nhà rường Quảng Nam với 3 gian 2 chái, 8 cây cột nhất gỗ mít ròng, 16 cây cột nhì, 12 cây cột chái và vì kèo, xuyên, trính, đầu hồi... chạm trổ công phu được xây dựng trên khu đất có địa thế về phong thủy.

nha-co-trieu-do-o-xu-quang-va-chuyen-lao-nong-dan-che-tien-ty-0
Ông Hoan là chủ nhân đời thứ 4 của ngôi nhà cổ này

Trước cửa nhà nhìn ra dãy núi Hòn Ngang làm bình phong che chắn, đằng sau lưng tựa núi Gò Tròn. Bước qua ngõ đá là Vũng Trâu Lội - nơi thủy tụ từ hai con suối nhỏ giao nhau. 

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, biến đổi của nhân thế, ngôi nhà được sửa chữa vài lần nhưng kiến trúc cổ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Những nét chạm khắc tinh vi trên kèo vẫn còn nguyên, sắc nét như ngày nào.

Các đầu kèo, đuôi kèo được trang trí hình con Giao và lá Cúc cách điệu. Phần bụng kèo được tạc chim trĩ, tùng lộc, nho - sóc, cổ đồ, hoa lan, mai, quả điệp.... Bụng kèo còn được chạm lộng dây hoa cúc cách điệu vô cùng tỉ mỉ.

nha-co-trieu-do-o-xu-quang-va-chuyen-lao-nong-dan-che-tien-ty-9

Người ta ước tính, nếu ngôi nhà này bán đi cũng phải có giá triệu đô. Đắt là đắt ở cái sự cổ và độc của nó. Thế nhưng lão nông Nguyễn Đình Hoan lại "chê" tiền tỷ. Với ông những giá trị văn hóa, truyền thống gia đình quan trọng hơn nhiều so với tiền bạc.

Lão nông Nguyễn Đình Hoan cho biết, ông là người thừa kế tụ ngôi nhà cổ này nên lúc nào cũng nhớ kỹ lời dặn của tổ tiên rằng, bằng cách nào cũng phải giữ gìn báu vật vô giá này. Vì thế, thời tao loạn, cha con lão nông Nguyễn Đình Hoan đã từng lấy mạng sống của mình ra bảo vệ căn nhà.

Vào năm 1939, khi đó Ngô Đình Diệm là thượng thư vào Quảng Nam chơi với anh mình là tổng đốc Ngô Đình Khôi nghe tiếng ngôi nhà cổ đã tìm đến thương lượng mong muốn mua bằng được. 

nha-co-trieu-do-o-xu-quang-va-chuyen-lao-nong-dan-che-tien-ty-8

"Cha tui kể, vào buổi trưa, cả làng Lộc Yên náo loạn khi Tri huyện Tiên Phước Phạm Xuân Chánh dẫn đoàn người ngựa đi trước, phía sau là Thượng thư Ngô Đình Diệm. Vào đến nhà, ông Chánh mới nói: Cụ thượng muốn mua lại căn nhà. Cha tui dứt khoát từ chối rồi chỉ lên câu đối treo ở cột và đọc sang sảng 'Tổ đức càn khôn đại. Tôn công nhật nguyệt đường’ (Tạm dịch: Căn nhà ông cố để lại coi như được dựng nên từ phước đức ông bà, không thể bán được)", ông Hoan kể lại.

Dù không làm cách nào để thuyết phục được cha ông Hoan bán nhà nhưng trưa hôm đó, Ngô Đình Diệm nghỉ lại ngay trên bộ phản ở trong nhà. Đồng thời đêm thức ăn tự mang theo ra ăn rồi mới về.

Đến năm 1960, khi đã làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm một lần nữa nhờ người mai mối để tìm mua lại căn nhà nhưng vẫn bị từ chối. Chính quyền địa phương gọi cha ông Hoan lên o ép nhưng ông vẫn sống chết nói: "Thà chết còn hơn bán hương hỏa ông bà".

Rồi sau đó chiến tranh bom đạn cày xới vùng đất này. Nhưng lạ lùng thay, ngôi và vẫn hiên ngang đứng đó, chứng kiến hàng loạt thăng trầm lịch sử và còn nguyên vẹn đến nay.

Hiện nay trong căn nhà còn lưu giữ nguyên vẹn dấu tích của một thời của chủ nhân, từ bộ phản gỗ, tủ thờ, cặp trường kỷ, bức hoành phi, chiếc bàn tự xoay cùng những nét hoa văn chạm khắc trên những vì kèo...

Xem thêm: Nghị lực phi thường của "thánh một chân" xứ Quảng Lương Phi cống hiến hết mình cho thiện nguyện

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận