Nơi khởi nguồn của virus Nipah gây bệnh sưng não ở đâu?

Virus Nipah có thể gây chết người gấp 75 lần virus corona. Hiện chưa có loại thuốc hoặc vaccine cho loại virus này.

Đỗ Thu Nga
10:22 26/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguồn gốc virus Nipah

Virus Nipah gây bệnh phù não là virus truyền nhiễm từ động vật sang người và cũng có thể lây truyền qua thực phẩm bị ô nhiễm hoặc trực tiếp từ người sang người. Ở người bị nhiễm, nó gây ra một loạt bệnh từ nhiễm trùng không có triệu chứng đến bệnh hô hấp cấp tính và viêm não gây tử vong. Loại virus này cũng có thể gây bệnh cho lợn, gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi. 

Virus Nipah (NiV) được phát hiện lần tiên vào năm 1999 tại Malaysia. Dịch bệnh này cũng ảnh hưởng đến Singapore. Hầu hết các ca lây nhiễm ở người do tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc mô bị nhiễm độc của chúng. 

nguon-goc-virus-Nipah-gay-benh-sung-nao-9
Virus này được phát hiện đầu tiên vào năm 1999

Loại virus này sau đó được nghiên cứu và báo cáo ở Bangladesh, bắt đầu từ năm 2001. Theo WHO, mỗi năm hầu như quốc gia này đều trải qua các đợt bùng phát virus. 

Theo WHO, các nước Campuchia, Ghana, Philippines, Indonesia, Madagascar và Thái Lan cũng có nguy cơ lây nhiễm do phát hiện ổ dịch tự nhiên của virus, chủ yếu là do loài  dơi Pteropus.

Trong đợt bùng phát ở Bangladesh và Ấn Độ, việc tiêu thụ trái cây hoặc các sản phẩm từ trái cấy như nước ép chà là sống bị nhiễm nước tiểu hoặc nước bọt từ dơi nhiễm bệnh là nguồn gốc lây nhiễm. 

Các chuyên gia y tế đã chứng minh, loại virus này có khả năng lây lan từ người sang người. Sự lây truyền virus từ người sang người chủ yếu là từ các thành viên trong gia đình, người chăm sóc bệnh nhân bị bệnh. 

Các đợt bùng phát tại châu Á gây lo ngại vì tỷ lệ tử vong của nó thay đổi từ 40 đến 75%. Theo đánh giá từ Đại học Hoàng gia Anh, tỷ lệ tử vong của COVID-19 là khoảng 1% - so với con số 40 - 75% thì virus Nipah sẽ gây chết người cao gấp nhiều lần COVID-19

Virus Nipah cũng là 1 trong 16 tác nhân gây bệnh được WHO ưu tiên nghiên cứu và phát triển do có khả năng bùng phát thành đại dịch trên toàn cầu. 

nguon-goc-virus-Nipah-gay-benh-sung-nao-4
Virus Nipah có thể ủ bệnh đến 45 ngày

Loại virus nguy hiểm này ủ bệnh đến 45 ngày, có nghĩa là người bệnh có thể lây lan hơn cả tháng trước khi phát bệnh. Và điều nguy hiểm hơn nữa là nó có khả năng lây nhiễm giữa các loài. 

Virus Nipah có tỷ lệ đột biến cao đặc biệt và các chuyên gia lo ngại rằng, một chủ vi khuẩn thích nghi tốt hơn nhiều với bệnh nhiễm trùng ở người có thể lây lan nhanh chóng ở các quốc gia Đông Nam Á. 

Trong khi cả thế giới đang bị tàn phá bởi COVID-19 (với 2,5 triệu người chết) mà đại dịch tiếp theo lại xảy ra thì tình hình sẽ tồi tệ hơn rất nhiều. Việc thúc đẩy phát triển vaccine là một cách chuẩn bị tốt nhất để "nghênh chiến" nếu có dịch bệnh mới xảy ra.

Những triệu chứng điển hình của virus Nipah 

Tiến sĩ Rebecca Dutch, Chủ nhiệm khoa Hóa sinh phân tử và tế bào, Đại học Kentucky nhận định: "Nipah là một trong những loại virus hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây ra đại dịch mới. Một số điều về Nipah rất đáng quan tâm".

Bà còn nói thêm, nhiều loại virus khác trong cùng một họ lây lan giữa người với người, làm tăng khả năng có thể tồn tại một biến thể dễ lây lan hơn virus Nipah trong tương lai. 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, dơi ăn quả chính là vật chủ trung gian truyền nhiễm virus Nipah. Khi xâm nhập vào người, virus Nipah gây bệnh sưng não khiến người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong chỉ trong vòng 2 ngày.

nguon-goc-virus-Nipah-gay-benh-sung-nao-9
Con đường lây nhiễm của virus Nipah

Các bệnh nhiễm trùng ở người bao gồm từ nhiễm trùng không có triệu chứng cho đến nhiễm trùng đường hô hấp, co giật, viêm màng não gây tử vong. 

Những người mới bị nhiễm sẽ có một số triệu chứng như: sốt, nhức đầu, đau cơ, nôn mửa, đau họng. Sau đó đến chóng mặt, buồn ngủ, thay đổi ý thức và các dấu hiệu thần kinh như viêm não cấp tính. Một số bệnh nhân khác có dấu hiệu bị viêm phổi không điển hình và các vấn đề về hô hấp, bao gồm suy hô hấp cấp. Viêm não và co giật xảy ra trong những trường hợp nặng, tiến triển đến hôn mê trong vòng 24 đến 48 giờ.

Nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời và ở giai đoạn đầu thì có khả năng phục hồi hoàn toàn. Một số trường hợp khác còn sót lại các tình trạng thần kinh sau viêm não cấp tính. Một số trường hợp tái phát đã được báo cáo.

Hiện tại chưa có thuốc đặc trị hay vaccine cho loại virus này. Tổ chức WHO đang có kế hoạch nghiên cứu chi tiết với loại virus này để phòng trường hợp dịch bệnh bùng phát. 

Theo WHO, chăm sóc hỗ trợ tích cực được khuyến khích để điều trị các biến chứng nghiêm trọng về hô hấp và thần kinh do virus Nipah gây ra.

Hãng dược Moderna: Đã có vaccine điều đánh bại được biến thể COVID-19 ở Nam Phi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận