Ngửi mít thuê - nghề lạ kiếm tiền triệu mỗi ngày ở Việt Nam

Người ngửi mít thuê "có tiếng tăm" có thể kiếm được cả triệu đồng mỗi ngày. Đây là nghề độc lạ và có lẽ chỉ xuất hiện ở Việt Nam.

Đỗ Thu Nga
15:00 01/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vài năm trở lại đây, mít Thái trở thành loại nông sản chủ lực của bà con Nam Bộ. Mít chín cây vừa để kinh doanh vừa để xuất khẩu, đem lại thu nhập cao. 

Và cũng từ khi mít Thái trở nên đắt giá đã phát sinh ra một nghề lạ, đó là nghề ngửi mít. Nghề này đem đến cho người nông dân mức thu nhập ổn định. 

Theo báo Dân Việt, trong khoảng 4 năm trở lại đây, nghề ngửi mít bỗng được ưa chuộng. Những người làm nghề này được các thương lái thuê, sau đó đi cùng họ đến các vườn mít để xác định độ già của mít.

Công việc này giúp thương lái chọn được trái mít ngon, tránh quả non, nhiều xơ đen và được giá hơn so với bình thường. Ngoài ra, người "ngửi mít thuê" cũng hỗ trợ chủ vườn hát mít, chất lên xe.

Ngui-mit-thue-nghe-la-kiem-tien-trieu-moi-ngay-o-Viet-Nam-9
Mít được chọn kỹ lưỡng sẽ giảm thiểu rủi ro có xơ đen, bị non,... (Ảnh: Người Lao Động)

Một người thợ có tiếng ở Bình Phước cho biết, nếu lỡ hái trúng một trái mít non hay có xơ đen thì sẽ không còn tín nhiệm, nguy cơ mất nghề rất cao. Thông thường, trái mít ngon được phán đoán phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là mùi thơm và màu sắc, hình thù ngay sát cuống. 

"Khi nhìn thấy chiếc lá đó ngả vàng, có đốm thì 90% là trái đó đã già, có thể hái và sẽ chín sau 3-4 ngày. Để cho chắc ăn, tôi lấy mũi dao Thái Lan chích nhẹ vào cuống. Nếu mủ mít chảy ra nhanh và trong thì trái đó sắp chín, ngược lại nếu nhiều mủ và chảy chậm thì chưa hái được", người này chia sẻ trên báo Dân Việt.

Thợ "ngửi mít thuê" cho biết, cứ vào vụ mít, trung bình mỗi ngày anh sẽ đi khoảng 2 - 3 vườn kết hợp bẻ mít phụ chủ thì kiếm được 1 triệu đồng. Đặc biệt, nghề nghiệp thuận lợi thì cả năm có thể mang về đến hơn trăm triệu đồng.

Ngoài ngửi mít thuê, ở miền Tây còn có nghề lạ khác là hòa muối thành nước rồi nấu trên chảo khổng lồ cho cô đặc lại. Nghề này phổ biến ở tỉnh Bến Tre.

Chị Nguyễn Thị Nính (chủ một xưởng nấu muối ở xã Đại Hòa Lộc, Bình Đại, Bến Tre) kể trên Báo Dân Trí, từ nhỏ chị đã thấy ông bà ngoại nấu muối, rồi mẹ chị cũng nấu muối, trong ấp cũng nhiều người nấu muối. Chị được dạy nấu muối từ khi còn con gái và giữ nghề cho đến bây giờ. 

"Nghề này cực lắm, luôn tay luôn chân, chỉ được nghỉ khi tắt bếp, chỉ lợi là mình chủ động, nắng mưa gì cũng có việc làm", chị Nính tâm sự.

Ngui-mit-thue-nghe-la-kiem-tien-trieu-moi-ngay-o-Viet-Nam
Bếp lửa nấu muối đồ sộ bằng kích thước chiếc chảo khổng lồ và rực lửa (Ảnh: Dân Trí)

Có một nghề khác nữa cũng kiếm ra kha khá tiền ở miền Tây Nam Bộ, đó là bắt chuột. Theo đó, chuột đồng (hay còn gọi là "gà đồng") là món ăn khoái khẩu của nhiều người, vì vậy ở miền Tây Nam Bộ luôn có một biệt đội chuyên đi tìm loại động vật này tại các vựa lúa trong mùa nước nổi.

Chia sẻ với báo Dân Việt, anh B. (Đồng Tháp) - người có kinh nghiệm 5 năm thu gom và tiêu thụ chuột đồng cho biết: "Mỗi năm, vào mùa nước nổi, tui cùng với 2 người bạn sử dụng xe tải và những vật dụng cần thiết rong ruổi trên khắp nẻo đường ở các huyện Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Tân Hồng, Hồng Ngự… để thu gom". Được biết, loại này là đặc sản, bán với giá dao động từ 65 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng/kg.

Ở thời điểm hiện tại, một số nghề trên không còn quá xa lạ với người Nam Bộ nhưng với một số bà con vùng khác thì vẫn khá bất ngờ khi mới nghe lần đầu.

(Tổng hợp)

Xem thêm: Nghề lạ cực hot ở Việt Nam: Lương cao như giám đốc, kiếm 2 triệu/ngày nhưng luôn thiếu người

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận