Nếu Bộ "quay xe", 2k5 cần học văn như thế nào?

"Quay xe" - cụm từ gây ám ảnh mọi thế hệ học sinh. Nếu như Bộ GD&ĐT thay đổi cách ra đề trong năm nay thì các bạn 2k5 phải làm sao?

Đỗ Thu Nga
14:00 25/10/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐỀ VĂN QUA CÁC NĂM

Đề văn 2018

Dạng đề liên hệ: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó anh/chị hãy liên hệ sự đối lập giữa thành cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.

Đề văn 2019

Dạng phân tích có câu hỏi phụ nâng cao: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đề văn 2020

Dạng đề giống 2019: Cảm nhận cảu anh/chị về đoạn thơ sau. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.

Neu-Bo-quay-xe-2k5-can-hoc-van-nhu-the-nao-

Đề văn 2022

- Đề minh họa dạng tương tự 2021, câu hỏi nhận xét: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân được thể hiện qua đoạn trích.

- Đề chính thức dạng câu hỏi phụ liên hệ: Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUAY XE ĐƯỜNG NÀO CŨNG DẪN ĐẾN NƠI TA MUỐN?

Cách duy nhất trả lời cho câu hỏi này chính là học PHƯƠNG PHÁP.

Kiến thức nền của từng tác phẩm là điều dĩ nhiên bạn cần phải trang bị cho bản thân mình. Nhưng phương pháp làm bài đôi khi lại không được coi trọng, hoặc có khi chỉ chú tâm vào một số loại bài nhất định, không bao quát hết các dạng bài.

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI CƠ BẢN NHƯ THẾ NÀO?

Phương pháp là một bộ "bí kíp" nhiều phần, ở đây sẽ đưa ra  dàn bài chung để các bạn học sinh có thể hình dung:

Dạng phân tích có câu hỏi phụ:

- Mở bài: Dẫn dắt + giới thiệu vấn đề nghị luận (yêu cầu chính và các yêu cầu phụ nếu có).

- Thân bài:

+ Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Luận điểm 2: phân tích làm sáng tỏ giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật

+ Luận điểm 3: Yêu cầu phụ nếu có

+ Luận điểm 4: Khái quát lại vấn đề

- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, cảm xúc cá nhân.

Dạng liên hệ:

- Mở bài: dẫn dắt + giới thiệu vấn đề nghị luận (vấn đề chính, không giới thiệu vấn đề yêu cầu liên hệ)

- Thân bài:

+ Luận điểm 1: Trình bày nét đặc sắc về tác giả + tác phẩm

+ Luận điểm 2: Phân tích vấn đề chính.

+ Luận điểm 3: Liên hệ vấn đề được yêu cầu.

+ Luận điểm 4: Khái quát lại vấn đề

- Kết bài: khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng.

Dạng chứng minh

- Mở bài: Dẫn dắt + giới thiệu nhận định cần chứng minh.

- Thân bài: 

+ Luận điểm 1: Giải thích nhận định. Chắc chắn để chứng minh một điều gì đó, ta phải hiểu rõ nó trước. Các bạn nên tác nhận định được cho làm nhiều phần nhỏ để làm rõ rồi sau đó mới đưa ra định luận chung. Kết luận cuối cùng sẽ là định hướng cho các luận điểm chứng minh tiếp theo.

+ Luận điểm 2: Giới thiệu tác giả, tác phẩm đề cho.

(Luận điểm 1 và 2 có thể đổi chỗ cho nhau).

+ Luận điểm 3: Chứng minh: Phần này chúng ta sẽ phân tích tác phẩm đề yêu cầu để làm rõ nhận định. 

+ Luận điểm 4: Tổng kết

- Kết bài: Khẳng định và mở rộng vấn đề.

(Nguồn: Học văn chị Hiên)

Xem thêm: 10 cuốn tiểu thuyết hay nhất Việt Nam ở TK 20: Người học văn nên biết

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận