7 lần bắt 7 lần thả Mạnh Hoạch của Gia Cát Lượng: Đó là đỉnh cao mưu kế giúp nhà Thục diệt gọn phản loạn

Gia Cát Lượng đã chiêu mộ được nhiều nhân tài ở các lĩnh vực giúp nhà thục Hán phát triển. Trong số này, ông tốn khá nhiều tâm sức để thu phục Mạnh Hoạch.

Đỗ Thu Nga
12:00 03/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sau thất bại tại trận Di Lăng, Lưu Bị lúc lâm chung đã gửi gắm vận mệnh của Thái tử và cả đất nước Thục Hán cho Gia Cát Lượng. Từ đó, gánh nặng phò tá Lưu Thiện và cả cơ đồ nhà Thục Hán đổ lên đôi vai của vị quân sư này. 

Vào năm 225, Gia Cát Lượng đích thân dẫn đại quân bình định phản loạn phương Nam, thu phục chúa Man là Mạch Hoạch, tạo nên kỳ tích "7 lần bắt, 7 lần tha" nổi tiếng trong lịch sử. 

Cuộc chiến nhân tâm - "Thất cầm Mạnh Hoạch"

Trước cuộc chiến, Gia Cát Lượng đã ra lệnh cho đại quân Thục Hán chỉ được bắt sống chủ tướng là Mạnh Hoạch, người rất có uy tín đối với các dân tộc thiểu số vùng Nam Trung. Song chuyện lấy làm lạ, khi thừa tướng mưu lược của Thục Hán đều sai người cởi trói và bày tiệc khoản đãi, sau đó thả Mạnh Hoạch về.

Tuy nhiên, sau khi trở về, Mạnh Hoạch vẫn không phục, tập hợp lực lượng và tiếp tục đối đầu với Thục Hán. Kết quả, Mạnh Hoạch vẫn thua và bị bắt sống.

Muu-luoc-cua-Gia-Cat-Luong-qua-7-lan-bat-7-lan-tha-Manh-Hoach-0
Tạo hình Mạnh Hoạch trên phim

Theo đó, cứ 6 lần bắt rồi lại từng ấy lần thả Mạnh Hoạch. Tuy nhiên, đến lần thứ 7, bắt rồi lại thả, vị thủ lĩnh của quân phản loạn mới chịu đầu hàng Gia Cát Lượng và nhà Thục Hán. 

Trong lần này, khi Mạnh Hoạch tiến đánh Thục Hán lần thứ 7, vạn bất đắc dĩ, Gia Cát Lượng phải dùng hỏa công để đối phó với đội quân mặc áo giáp mây. Ngồi trên núi chứng kiến cảnh đội quân giáp mây bị hỏa công đột kích, Gia Cát Lượng bất giác than rằng bản thân tuy có công với nước nhưng sẽ chắc tổn thọ.

Biết được điều này, quân lính dưới trướng Mạnh Hoạch về sau không muốn làm phản nữa.

Về phần Mạnh Hoạch, khi được thả cho về sau lần thứ 7 bị bắt, do nhận thấy bị quân sư của nhà Thục Hán là một người phi thường nên ông đã chấp nhận thua một cách tâm phục, khẩu phục. Đồng thời quy hàng và phục vụ dưới trướng của tập đoàn chính trị này.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, có đoạn mô tả cảnh Mạnh Hoạch vừa rơm rớm nước mắt vừa nói khi được thả ở lần bắt thứ bảy, rằng: "Trong trận chiến có bảy lần bắt được và bảy lần thả. Từ xưa đến nay, tôi chưa nghe nói đến".

Chiến dịch Nam Trung tiến triển thuận lợi khi mùa xuân xuất quân, mùa thu giành thắng lợi. 

Muu-luoc-cua-Gia-Cat-Luong-qua-7-lan-bat-7-lan-tha-Manh-Hoach-7
Tạo hình Gia Cát Lượng trên phim

Không chỉ tiêu diệt được tận gốc phản loạn, Gia Cát Lượng còn giúp Thục Hán thu phục được nhân tâm tuyệt đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Nam Trung. Đặc biệt có thêm nhân tài đó là Mạnh Hoạch.

Việc áp dụng chiến tranh tâm lý, kiên nhẫn thu phục lòng người của Gia Cát Lượng trong trường hợp này quả là thượng sách.

Mạnh Hoạch về sau dốc sức phò tá Gia Cát Lượng và nhà Thục Hán. Sau khi Mạnh Hoạch được Gia Cát Lượng thu phục, những thế lực phản loạn khác ở Nam Trung cũng lần lượt đầu hàng.

Còn mưu kế bảy lần bắt, bảy lần tha được dân gian truyền tụng với tên gọi "Thất cầm Mạnh Hoạch" thì nổi danh khắp thiên hạ, góp phần lan tỏa tên tuổi của Gia Cát Lượng, vị quân sư kiệt xuất của Thục Hán. Sự thành công của chiến dịch này có thể nói là đỉnh cao trong sự nghiệp quân sự của Gia Cát Lượng.

Xem thêm: Đây là lý do khiến Lưu Bị một mực dặn dò Gia Cát Lượng không được trọng dụng Triệu Vân

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận