Hay
Một số mẩu chuyện vui về Nguyễn Tuân [kỳ 2]: Chỉ mong các nhà phê bình "bất tử"
Sinh thời, Nguyễn Tuân không ưa các nhà phê bình. Ông chỉ mong, họ sống "bất tử" để khi ông xuống âm phủ sẽ không phải sống chung với họ.
![Một số mẩu chuyện vui về Nguyễn Tuân [kỳ 2]: Chỉ mong các nhà phê bình 'bất tử'](https://cdn.webcool.vn/songdep.com.vn/files/thunga/2022/08/31/mot-so-mau-chuyen-vui-ve-nguyen-tuan-ky-2-f-114616.jpg)
Nguyễn Tuân với nhà phê bình cơ hội
Nguyễn Tuân vốn không ưa các nhà phê bình. Ông nói rằng, ông mong các nhà phê bình "bất tử" để khi xuống âm phủ ông không phải sống chung với họ. Vì thế mà một lần, một nhà phê bình (vốn nổi tiếng là một kẻ cơ hội, đục nước béo cò) lần tìm đến chơi với ông. Vừa thoáng thấy bóng nhà phê bình kia, Nguyễn Tuân đóng ngay cửa lại.

Nhà phê bình đứng ngoài gõ, gọi:
- Nguyễn Tuân ơi, Nguyễn Tuân có nhà không?
Nguyễn Tuân đứng ở sau cánh cửa, nói vọng ra:
- Nguyễn Tuân đi vắng rồi!
Nhà phê bình muối mặt, đành quay trở về.
Nguyễn Tuân với kẻ mạo danh mình
Trước Cách mạng, nhà văn Nguyễn Tuân từng gặp một sự cố không lấy gì làm dễ chịu: Tại Sài Gòn, một tay thuộc diện sống bừa phứa, bạt tử đã bất ngờ cho in danh thiếp bằng tiếng Pháp đề tên mình là "Nhà văn Nguyễn Tuân".
Không chỉ mạo danh Nguyễn Tuân cho oai, gã này còn vay chằng vay bửa rồi xù nợ. Chuyện đến tai người em của Nguyễn Tuân là ông Nguyễn Khánh Đàm, bấy giờ đang sống ở Sài Gòn. Nhận thấy đây là vụ việc nghiêm trọng, ông Đàm đã lên tiếng với cơ quan pháp luật. Đánh hơi thấy điều bất lợi, tên "Nguyễn Tuân dỏm" vội chuồn khỏi Sài Gòn rút về Sóc Trăng. Tại đây, chứng nào tật nấy, y lại tiếp tục mạo xưng là "Nhà văn Nguyễn Tuân" và tằng tịu được với một cô giáo trẻ vốn rất mến mộ văn tài tác giả "Vang bóng một thời".

Nhà văn Nguyễn Tuân chỉ thực sự biết chuyện này sau ngày giải phóng miền Nam, nhân chuyến ông vào thăm thành phố Hồ Chí Minh. Qua nguồn tin báo chí, bà giáo nọ lần tìm được địa chỉ bác Nguyễn, bèn gửi thư kể lại chuyện buồn ngày xưa cũ và mời bác Nguyễn xuống nhà chơi. Nguyễn Tuân nghe chuyện không khỏi buồn vơ vẩn. Nhưng rồi ông tìm cách xua cảm giác đó đi bằng một câu nói hài hước mà nhà văn Tô Hoài hiện còn nhớ rất rõ: "Chuyện ba, bốn mươi năm về trước, có thứ gì "tốt nhất" nó lấy mất rồi. Giờ hai ông bà già gặp nhau, còn "nước nôi" gì nữa…".
-
Hay 18 giờ trước
Bài nghị luận văn học đạt giải Ba kỳ thi HSG quốc gia 2023
-
Hay 2 ngày trước
Đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, nhân loại có cần đến văn học nữa không?
-
Hay 2 ngày trước
10+ mẫu kết đoạn NLXH đốn tim người chấm
-
Hay 3 ngày trước
Hữu xạ tự nhiên hương - Bài văn NLXH đạt giải ba kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia 2023
-
Hay 3 ngày trước
Dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không thể giết được sức sống con người
-
Hay 4 ngày trước
Những mẫu mở bài NLXH đốn tim người chấm
-
Hay 4 ngày trước
Lời của Nietzsche dành cho người trẻ
-
Hay 5 ngày trước
Kiến thức văn học [P15]: Những điều cần biết về giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học
0 Bình luận