Mỗi ngày F0 uống bao nhiêu viên vitamin tổng hợp là đủ?

Uống thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch... là rất quan trọng với F0 đang điều trị tại nhà. Tuy nhiên, uống với liều lượng ra sao thì không phải ai cũng biết.

Đỗ Thu Nga
10:08 03/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo VnExpress, có độc giả hỏi rằng: Tôi F0 triệu chứng nhẹ, đang uống một số loại thuốc bổ, vitamin C, vitamin D, kẽm... để năng cao sức đề kháng, tăng miễn dịch. Xin hỏi bác sĩ, F0 có cần uống nhiều thuốc bổ không?

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng giải đáp:

Dùng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch, như việc sử dụng 3-4 loại vitamin C, hoặc 3-4 loại đều có kẽm, là hoàn toàn không cần thiết. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm, vitamin C, vitamin D liều cao... có thể giúp người bệnh Covid-19 nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học là chưa rõ ràng, chưa có tính thuyết phục cao.

Mỗi ngày, F0 chỉ cần 1 viên vitamin tổng hợp là đủ. Quan trọng nhất là ăn uống đủ chất, không bị mất nước, điện giải và có giấc ngủ tốt.  Các thuốc  hay thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch về cơ bản đều tốt. Nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một lúc.

Tăng cường hệ miễn dịch là câu chuyện dài hạn, bạn có thể chọn loại thuốc hay thực phẩm chức năng phù hợp, dùng với liều vừa phải và nên dùng lâu dài để đạt được hiệu quả tốt.

Moi-ngay-F0-uong-bao-nhieu-vien-vitamin-tong-hop-la-du-8

Ngoài ra, nhiều người lo lắng nên mua qua quá nhiều thuốc không tác dụng, không được khoa học kiểm chứng. Điều này hoàn toàn sai lầm. Không có loại thần nào giúp tăng cường sức đề kháng chỉ trong vài ngày. 

Điều bạn cần làm là thực hiện tốt các hướng dẫn bảo hộ và súc họng bằng dung dịch chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,2%. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý. Mỗi ngày súc 3-4 lần.

F0 tại nhà có thể dự phòng thuốc hạ sốt, thuốc chữa ho, tiêu chảy, xịt mũi, kèm các vật tư y tế như nhiệt kế, máy đo SpO2, que test nhanh, khẩu trang... Không nên tự ý dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng đông, kháng virus, mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đặc biệt, trong quá trình điều trị COVID-19, bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được lạm dụng thuốc kháng sinh. Tiến sĩ Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế từng chia sẻ: Tình trạng kháng thuốc có xu hướng tiếp tục tăng do việc sử dụng không hợp lý thuốc kháng sinh trong đại dịch COVID-19 cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo. COVID-19 là do nCoV gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến kháng thuốc, làm nặng thêm tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và tăng chi phí điều trị.

"Một số bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, là biện pháp điều trị nhiễm trùng cơ hội hay còn gọi là biến chứng do nhiễm khuẩn bội nhiễm. Các trường hợp này dùng kháng sinh phải được khuyến nghị bởi thầy thuốc, dựa trên tình trạng lâm sàng của người bệnh", ông Thái nói. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ dùng kháng sinh và tình trạng kháng thuốc ở bệnh nhân COVID-19.

Tình trạng kháng thuốc xảy ra khi sử dụng cho các bệnh do virus như cảm lạnh, cúm, hoặc dùng theo đơn thuốc được kê cho người khác, tự mua, thuốc kém chất lượng, lê đơn chưa hợp lý... Bên cạnh đó, công tác phòng, chống nhiễm khuẩn chưa hiệu quả có thể dẫn đến sự phát triển và lan rộng kháng thuốc. Do đó, Bộ Y tế kêu gọi người dân sử dụng kháng sinh theo phương châm "5 đúng": Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng và đúng thời gian, theo ông Thái.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Xuyên tâm liên là gì và uống xuyên tâm liên phòng COVID-19 được không?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận