Mở bài 9+ của các thủ khoa, giám khảo đọc là mê
Hãy lưu những mở bài dưới đây lại để về tham khảo và rút ra bí quyết viết mở bài thu hút người đọc nhé!
VỢ CHỒNG A PHỦ
Tô Hoài là nhà văn có sở trường về văn xuôi, có số lượng tác phẩm đồ sộ có thể được xem là bậc nhất Việt Nam. Là tác giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo với những thể loại phong phú đa dạng khác nhau. Nếu như thuở nhỏ, ai ai cũng có một tập truyện gối đầu giường "Dế mèn phiêu lưu ký" thfi vào năm 53 - 54 của thế kỷ trước, người đọc lại xôn xao với tập truyện "Truyện Tây Bắc" gồm 3 tác phẩm "Cứu đất cứu Mường", "Mường giơn giải phóng" và linh hồn là "Vợ chồng A Phủ". Thành công như ngày hôm nay là do Tô Hoài rất am hiểu về phong tục tập quán cũng như văn hóa nhiều vùng miền khác nhau, ông luôn cố gắng tìm tòi, khám phá trong sáng tạo nghệ thuật.
là nhà văn có sở trường về văn xuôi, có số lượng tác phẩm đồ sộ có thể được xem là bậc nhất Việt Nam. Là tác giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo với những thể loại phong phú đa dạng khác nhau. Nếu như thuở nhỏ, ai ai cũng có một tập truyện gối đầu giường "Dế mèn phiêu lưu ký" thfi vào năm 53 - 54 của thế kỷ trước, người đọc lại xôn xao với tập truyện "Truyện Tây Bắc" gồm 3 tác phẩm "Cứu đất cứu Mường", "Mường giơn giải phóng" và linh hồn là "Vợ chồng A Phủ". Thành công như ngày hôm nay là do Tô Hoài rất am hiểu về phong tục tập quán cũng như văn hóa nhiều vùng miền khác nhau, ông luôn cố gắng tìm tòi, khám phá trong sáng tạo nghệ thuật.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nhà văn Tô Hoài từng bộc bạch "Đất nước và người miền Tây đã để thương, để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên... Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi..." Mảnh đất Tây Bắc luôn rực lửa cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ. Nguyễn Tuân cũng không nằm ngoài số đó, là một cây bút có sức sống dồi dào mãnh liệt, một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp và ông đã tìm đến Tây Bắc là để "tìm cái thứ vàng mười đã qua thử lửa". Với tình yêu quê hương sâu nặng và bầu nhiệt huyết sôi nổi ấy, Nguyễn Tuân đã sử dụng uyển chuyển, tinh vi vốn ngôn ngữ phong phú của mình để viết nên những trang văn nở hoa về con người và thiên nhiên miền sông núi này, và ông thực sự thành công với tùy bút "Người lái đò sông Đà".
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
"Qua nửa đời phiêu dạt
Con lại về úp mặt vào sông quê
Ơi con sông dạt dào như tình mẹ
Chở che con qua chớp bể mưa nguồn"
Chẳng biết tự bao giờ mà những con sông thơ mộng lại đi vào trong những khúc hát quê để rồi bây giờ đây ta lại bắt gặp trong những áng văn chương. Nếu như ai đã từng biết đến cái hung bạo của sông Đà dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân thì đến với Hoàng Phủ Ngọc Tường ta tìm thấy cái trữ tình trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông". Ông chuyên viết về bút ký và tản văn. Nét đặc sắc trong tác phẩm của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý...
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ "Điều đáng nói là Lưu Quang Vũ đã đem đến ngọn lửa của tình yêu và khát vọng, buộc chúng ta phải nghĩ, phải hành động và dám vượt lên mọi khó khăn, thử thách để đổi mới". Sân khấu kịch trong những năm 80 của thế kỷ XX người ta vẫn nói có một hiện tượng đặc biệt, đó là Lưu Quang Vũ. Là một nhà thơ, nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch nói Việt Nam. Thành công lớn nhất của ông là ở lĩnh vực sân khấu, ông được coi như "ngòi bút vàng của sân khấu Việt Nam". Kịch của ông đặc sắc cũng bởi lẽ là sự kết hợp hấp dẫn của kịch bản hiện đại với giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ đầy quyết liệt với chất trữ tình đằm thắm mà bay bổng. Và "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là một tác phẩm đáng chú ý nhất trong những sáng tác của ông.
ĐẤT NƯỚC
Nhà thơ người Nga E-xê-nhin từng viết:
"Nếu thiên thần đồng thanh cất tiếng gọi:
-Bỏ nước Nga lên sống ở thiên đường!
Tôi sẽ nói: - Thiên đường tôi chẳng lấy
Trao cho tôi Tổ quốc yêu thương!
Hai tiếng Tổ quốc chẳng biết tự bao giờ luôn luôn trang trọng và thiêng liêng đến thế. Đề tài về quê hương đất nước luôn hấp dẫn và khơi gợi trong trái tim của biết bao nhà văn nhà thơ. Thì ta tìm đến một nghệ sĩ tiêu biểu của thời kỳ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Không ai khác đó là Nguyễn Khoa Điềm - thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nguyễn Khoa Điềm khẳng định tên tuổi của mình trên thi đàn thơ ca Việt Nam với phong cách thơ trữ tình chính luận qua đoạn trích "Đất Nước".
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
"Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên lăng Bác
Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày Tuyên ngôn độc lập"
Năm 2020 - đất nước Việt Nam tròn 75 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công, vậy là đã hơn 7 thập kỷ đi qua, nhưng cái thời khắc vô cùng ý nghĩa của cả một đất nước, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), hình ảnh vị cha già của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh cất lời tuyên bố dõng dạc với quốc dân và nhân dân thế giới, vẫn như vang vọng khắp không gian. Chủ tịch Hồ Chí MInh không chỉ được biết đến là một lãnh tụ tài ba, kiệt xuất mà còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà chính luận mẫu mực với sự nghiệp văn chương đồ sộ có truyện, ký, thơ ca, văn chính luận... Trong số đó "Tuyên ngôn độc lập" được xem như áng văn chính luận mẫu mực nhất của mọi thời đại thể hiện một nghệ thuật lập luận sắc bén, hùng hồn trong lịch sử văn học dân tộc. Tại căn nhà 48 Hàng Ngang, lần đầu tiên tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" ra đời - một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến. Là mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do trên đất nước, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động nhưng "Những đứa con trong gia đình" mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm còn sống mãi với thời gian. Nguyễn Thi được mệnh danh là "Nhà văn của người nông dân Nam Bộ" và là cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm như "Người mẹ cầm súng", "Đôi bạn" với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Văn của Nguyễn Thi bao giờ cũng giàu chất hiện thực, đầy những chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh, vừa đằm thắm trữ tình với một ngôn ngữ phong phú.
VỢ NHẶT
Nhà văn Kim Lân từng bộc bạch: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người". Được xem là cây bút xuất sắc chuyên viết truyện ngắn về đề tài nông thôn và người nông dân. Những sáng tác của ông phản ánh một cách chân thực, xúc động về cuộc sống và người nông dân quê mà ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ cũng như tâm lý của họ.
TÂY TIẾN
Trong cuốn "Bình giảng văn học Việt Nam" đã từng ca ngợi "Thiên nhiên Tây Bắc qua ngòi bút Quang Dũng được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng, vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp". Để rồi mà người ta nói về Quang Dũng với biệt danh "Nghệ sĩ đa tài" bởi ngoài viết văn và làm thơ ông còn tinh tường vẽ tranh, soạn nhạc. Ở ông là một hồn thơ phóng khoáng và đầy tâm huyết với những tiếng thơ thật sự tinh tế và lãng mạn. Nhà thơ Quang Dũng xuất thân từ một tri thức Hà thành nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc liền gác bút nghiên lên đường ra trận, gia nhập đoàn quân "Tây Tiến" - phân hiệu bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao sinh lực địch ở Thượng Lào. Một năm sau đó, ông rời đơn vị cũ, chuyển công tác sang đơn vị mới chưa được bao lâu tại Phù Lưu Chanh bên dòng sông đáy thơ mộng, Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây Tiến. Lúc đầu bài thơ có tên là "Nhớ Tây Tiến" sau được bớt đi chữ "nhớ" và được in trong tập "Mây đầu ô" (1948).
VIỆT BẮC
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định: "Thái độ toàn tâm toàn ý với Cách mạng là nguyên nhân chính làm nên thành công của thơ Tố Hữu". Nhắc tới Tố Hữu, người ta biết đến ông không chỉ là một nhà chính trị, mà hơn cả còn là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam với những tình cảm lớn, lẽ sống lớn là bởi trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình ông luôn gắn bó sâu sắc với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Sau Hiệp định Giơnevơ lịch sử, tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định rời chiến khu Việt Bắc - nơi mà chiến sĩ và nhân dân đã gắn bó keo sơn, nghĩa tình suốt 15 năm. Nhân sự kiện lịch sử: "Chính năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng", Tố Hữu cho ra đời bài thơ "Việt Bắc", suy nghĩ về một sự kiện, một vấn đề thời sự mang lại ý nghĩa lịch sử và rất gần gũi với tâm trạng nhân dân, trải dài khắp bài thơ là niềm thương nỗi nhớ về những kỷ niệm kháng chiến gian khổ đầy nghĩa tình ở quê hương Cách mạng.
SÓNG
Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Trong bài "Tương tư", Nguyễn Bính viết: "Nắng mưa là bệnh của giời/Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng...". Đó là tiếng lòng nhớ nhung của người con trai dành cho người con gái. Đến với Xuân Quỳnh - nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ta bắt gặp tiếng lòng của người phụ nữ giàu yêu thương, luôn khát khao hạnh phúc bình dị nhưng ở chị lại là trái tim đầy âu lo, trăn trở, day dứt về tình yêu. Chị viết nhiều, viết rất hay về tình yêu nhưng trong số đó phải kể đến là bài thơ "Sóng" - một sáng tác hết sức mới mẻ trên thi đàn thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ - một tiếng nói bày tỏ trực tiếp khát khao tình yêu vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm của một trái tim phụ nữ đang yêu.
ĐÀN GHI TA CỦA LORCA
Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho phong trào thơ chống Mỹ. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư luôn trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Sau năm 1975, ông luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc khuôn mẫu bằng nhịp điệu bất thường để mở cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho nền thơ ca một mỹ cảm hiện đại với hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ. Tác phẩm "Đàn ghita của Lorca" là một bài thơ như vậy. Bài thơ được trích trong tập "Khối vuông Rubic" viết về Lorca - một nhà thơ lớn Tây Ban Nha, bị bọn phát - xít Phrang - cô sát hại năm 1936, là biểu tượng ưu tú của trường phái thơ tượng trưng siêu thực.
Xem thêm:
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận