Mật tông Tây Tạng du nhập vào Việt Nam như thế nào?
Mật tông Tây Tạng du nhập vào Việt Nam từ khá sớm và cho đến nay vẫn đang được phát triển không ngừng.
Mật tông Tây Tạng du nhập vào Việt Nam như thế nào?
Mật tông là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữ Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Mật tông được hình thành khoảng thế kỷ 5, 6 tại Ấn Độ. Mật tông chia thành 2 phái là Chân ngôn tông và Kim cương thừa.
Sự phát triển của Mật Tông gắn với các luận sư nổi tiếng như Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637-735), Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741), Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705-774), Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, cuối thế kỷ thứ VIII), Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI). Padmasambhava và Dipankarasrijanàna là những người có công đưa Mật Tông vào Tây Tạng và trở thành tôn giáo chính ở đây.
Tại Việt Nam, hầu hết các dòng truyền thừa của Phật giáo từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ Thiền tông, song pháp tu hàng ngày của Tăng Ni, Phật tử lại thường bao gồm cả Thiền - Tịnh - Mật.
Trong truyền thống tu tập tại các chùa, Mật tông chủ yếu được thể hiện trong hai thời khóa tụng và nghi thức cúng cô hồn - đặc biệt là trai đàn chẩn tế, cũng như sự trì niệm cảu mỗi cá nhân. Những nghi thức này chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Đông Mật (Trung Quốc, Nhật Bản). Nó được xem là hệ Tantra cấp đầu tiên của Tây Tạng (Kriya-Tantra), sự hành trì chủ yếu liên hệ với các nghi thức ngoại giới, chưa phải cốt tủy của Mật tông Tây Tạng.
Mật tông (Kim Cang thừa) là giai đoạn phát triển thứ 3 của tư tưởng Đại thừa Phật giáo, sau Bát nhã, Duy thức. Tây Tạng được xem là nơi cất giữ một cách trọn vẹn tinh thần thuần túy nhất của Mật tông Ấn Độ.
Nói về Mật tông tại Việt Nam, theo Giác ngộ: Mật tông vốn được truyền vào Việt Nam từ khá sớm. Thiền uyển tập anh có ghi chép, vào thế kỷ thứ VI, ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người Ấn Độ, đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại thừa phương quảng tổng trì tại chùa Pháp Vân. Đó là bộ kinh của Mật giáo và kiên kệ rất nhiều đến Thiền.
Đến thời Định và Tiền Lê, Mật tông trở nên thịnh hành ở Việt Nam. Những trụ đá được tìm thấy ở Hoa Lư (Ninh Bình) vào những năm 1963, 1964, 1978 - dựng vào năm 973, thời Đinh; có trụ dựng năm 995, thời Lê Đại Hành - đều khắc bản kinh Phật đảnh Tôn thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một bản kinh rất phổ biến của Mật giáo là minh chứng cho điều đó.
Hiển nhiên, Mật tông thịnh hành ở Việt Nam không chỉ do mỗi ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, mà còn từ Phật giáo Chiêm Thành, những Tăng sĩ ngoại quốc và những vị sư Việt Nam thọ học từ Ấn Độ. Trong đó, ngài Mahamaya, gốc Chiêm Thành, thuộc đời thứ 10 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, từng theo học với ngài Pháp Thuận - Pháp hành sám và trì tụng chú Đại bi - cũng rất nổi tiếng về pháp thuật.
Trong Thiền uyển tập anh cũng có nhắc đến và cho rằng, ông đắc pháp Tổng trì Tam muội, thi triển nhiều pháp thuật khiến cho vua Lê Đại Hành và dân chúng đều nể phục. Một thiền sư Việt, ngài Sùng Phạm (mất năm 1087), đời thứ 11 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã đến Ấn Độ chín năm, sau mở trường dạy tại chùa Pháp Vân. Đệ tử của ngài có sư Từ Đào Hạnh nổi tiếng về phù chú và sư Trì Bát cũng tinh thông Mật giáo.
Ngay cả trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng có đoạn ghi chép về một vị Tăng sĩ Ấn Độ, vào năm 1311, đến nước ta, xưng là 300 tuổi, theo Mật giáo, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước. Năm 1318, vua Anh Tông mời một Tăng sĩ Ấn Độ, tên Ban Để Đa Ô Sa Thất Lợi đến dịch một bộ kinh Mật giáo tên là Bạch Tán Thần chú kinh.
Thiền uyển anh tập có nhắc đến việc trong thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi còn có những vị thiền sư khác giỏi về Mật tông, như: Vạn Hạnh (- 1068), Thiền Nham (- 1163), v.v…Thủ ấn và đồ hình quán tưởng trong pháp tu cúng dường Mạn đà la tích tụ công đức
Bên cạnh đó, thiền phái Vô Ngôn Thông, dù không nghiêng về Mật tông. Song dấu ấn của Mật tông được thể hiện rõ, điển hình qua các thiền sư Không Lộ, GIác Hải, Nguyện Học.
Thiền sư Không Lộ từng cùng các sư Giác Hải, Từ Đạo Hạnh qua Thiên Trúc học Mật giáo, chứng đắc "lục trí thần thông". Thiền sư Không Lộ nổi tiếng với câu chuyện hóa duyên xứ Tống và chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông.
Thiền sư Giác Hải được biết đến với chuyện thi triển thần thông cùng đạo sĩ Thông Huyền. Sư Nguyện Học thì chuyên trì tụng chú Hương Hải Đại bi trị bệnh và cầu mưa không khi nào là không linh nghiệm.
Có thể thấy, ngay thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Thiền tông, dấu ấn Mật tông vẫn thể hiện rõ nét/ Ngài Pháp Loa (Nhị tổ thiền phái Trúc Lâm) cũng dành nhiều thì giờ cho việc trì chú. Ngài cũng phân tích và chú thích một kinh văn có khuynh hướng Mật tông là Kim Cương trường Đà la ni khoa chú.
Tuy vật, Mật tông Việt Nam từ thời kỳ đầu cho đến cuối thế kỷ 20 dù có ảnh hưởng lớn đến tu tập của Tăng ni, Phật tử song vẫn chưa hình thành lập tông phái một cách rõ ràng cũng như chưa có các dòng truyền thừa chính thức.
Đáng nói, trong nhiều thời điểm, Mật tông Việt Nam được vận dụng như một phép thuật “quái lạ” khiến cho nhiều người cảm thấy nghi ngại. Đó là đặc điểm cũng như những hạn chế của Mật tông “truyền thống” tại Việt Nam.
Chuyện về dị nhân tu hành theo Mật tông trong hang đá
Vài năm trước ở Hòa Bình, nhắc đến dị nhân Nguyễn Trí Dũng (SN 1953) thì ai cũng biết. Nhưng họ không biết vì sao, ông lại tự dưng đi vào trong hang đá, sáng tối khoanh chân ngồi bắt ấn niệm chú, tu hành theo phái Mật tông, lánh mặt không tiếp xúc với bất kỳ người nào.
Theo VTC, dị nhân Nguyễn Trí Dũng vốn là một trong những cán bộ cốt cán ở một cơ quan lớn ở Hà Nội. Đột ngột, ông từ bỏ tất cả đi tu, nhưng không tu ở chùa mà chọn hang động nơi thâm sơn cùng cốc. Nhiều người nói ông bị hâm nhưng những ai đã tiếp xúc lại khẳng định ông hoàn toàn bình thường, thậm chí đời tư còn chẳng có gì khuất tất.
Hang đá nơi dị nhân này tu tập cách không xa trung tâm thành phố Hòa Bình. Song nơi đó khá vắng vẻ, ít bóng người qua lại. Ông Dũng đã dọn về đây sống nhiều năm, hàng ngày dành nhiều thời gian cho tu tập.
Khi thấy có người đến hỏi thăm thì ông vẫy tay xua đuổi, rồi đóng cửa. Phải đến 15 phút sau, ông mới thò đầu ra, lại vẫy tay. Phải đến lần thứ 3 mới chịu xuống mở cửa. Thấy phóng viên đeo máy ảnh, ông lắc đầu quầy quậy: “Nhà báo hả, giờ tớ đang giai đoạn tu hành, nên không muốn tiếp khách, có duyên đàm đạo Phật pháp thì được”.
Rồi ông mở cửa, lấy chiếu trải lên nền đá trước cửa nhà ngồi uống nước. Dị nhân nói tiếp: “Trước có nhiều người tìm đến, phần lớn họ chỉ la cà, xem phong cảnh, thậm chí cả say rượu cũng đến la lối om sòm. Có đoàn còn đến xin quay phim. Nhưng tớ tu hành theo Mật Tông, trong thời gian tu không muốn phiền nhiễu nên mới treo tấm bảng đó”.
Quan sát bên ngoài thì thấy dị nhân không râu ria xồm xoàm, không khoác áo cà sa rộng mà chỉ mặc bộ quần áo màu vàng, khuôn mặt an nhiên tự tại, đầu cạo trọc, ăn nói hào phóng, nghe giống phong thái của một người nghệ sĩ chứ không phải ẩn sĩ.
Dị nhân tự nhận mình là người có căn cơ với nhà Phật, thời gian tu hành đã khá lâu nhưng với dòng tu này, Phật tử không bao giờ được nhắc đến những thành tựu đã đạt được. Về trường phái của mình, dị nhân lý giải, Mật Tông tức là truyền về những bí mật, châm ngôn của Phật. Nói một cách dễ hiểu là ký hiệu giữa những người tu hành có duyên với Phật, giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đó, tự bản tính mình sẽ được khai mở ra.
Riêng phái Mật Tông phải là những người có căn cơ, có duyên từ tiền kiếp, mới “ngộ” được. Cái “ngộ” của ông chính là việc phái Mật Tông dù ít kiêng kỵ, cấm đoán, nhưng tự dưng ông cảm thấy muốn xa lánh hồng trần, tâm hồn thư thái, vui thú với sơn thủy hữu tình.
Từ ngày nhập cốc, chỉ ăn cơm nắm muối vừng nhưng thể trạng không hề hấn gì, lại thêm sảng khoái. Hình như ngoài âm nhạc thì dị nhân này còn khám phá mình có khả năng thích ứng nhanh với kiếp tu hành. Khi đã giảng giải đủ điều về Phật pháp, dị nhân bắt đầu tâm sự về quá khứ lẫy lừng và cái duyên với nhà Phật của mình.
Theo lời dị nhân, ông quê gốc ở Thái Bình. Thời trẻ bôn ba khắp nơi, dạy ở trường Sư phạm Việt Bắc (Thái Nguyên), rồi về làm chuyên viên ở đất mỏ Quảng Ninh. Yêu thích âm nhạc, ông Dũng lại nộp đơn thi vào Khoa Lý luận của Nhạc viện Hà Nội và đỗ thủ khoa, rồi về làm cho một cơ quan lớn của Nhà nước. Cơ quan cử ông sang Úc du học thạc sĩ.
Về nước được cơ quan đón nhận, phân cho một vị trí không xoàng nhưng lúc đó máu tu hành đã ngấm sâu nên ông đùng đùng xin nghỉ đi tìm chốn tu hành.
Nói về cơ duyên, dị nhân cho biết: Mọi chuyện bắt đầu từ những năm ông học tại Nhạc viện Hà Nội. Ở quê ông, có tốp thợ về đào mương làm công trình thủy lợi, thì bất ngờ đào được 3 pho tượng bằng kim loại, mỗi pho cao tầm hơn gang tay. Tượng không mang dáng vẻ như thông thường mà có hình thù khá kỳ quái, trong đó, có 1 pho tượng phụ nữ đứng trên đài sen lại ngửa bụng ra phía trước, kiểu tượng Chăm Pa.
Tốp thợ mang về bán, nhưng mới bán được 1 pho thì liên tục gặp chuyện xui xẻo. Hoảng sợ, họ lên mang lên gửi tại một ngôi chùa ở địa phương, thắp hương làm lễ cầu khấn mấy ngày. Đúng lúc đó, bố của ông lên chùa, thấy tượng đẹp liền xin, rồi gửi về Hà Nội cho con trai mình.
Lúc đầu, dị nhân cứ nghĩ đó là tượng thần linh, lại là đồ cổ, ngay tức khắc tìm mối bán kiếm lời. Được trả giá tới 4 chỉ vàng, tuy nhiên, không hiểu sao dị nhân tự dưng lại đổi ý, dù mấy tay buôn đồ cổ có mấy lần trả giá cao hơn nữa. Về sau tìm hiểu, ông mới biết đó là tượng Phật của tam thánh tây phương, và những người tu tịnh độ đều thờ 3 vị này, gồm đức A Di Đà, đức Quan Thế m, và đức Đại Thế Chí. Pho tượng A Di Đà đã bị tốp thợ làm thủy lợi ở quê bán mất, không biết đến giờ lưu lạc phương nào, dị nhân phải nhờ một thợ đúc đồng lành nghề đúc lại 1 pho tượng mới, với bản vẽ và kích thước y như cũ. Kể từ đó, 3 pho tượng tam thánh luôn luôn theo sát bên ông, cho đến tận bây giờ.
Mật Tông là gì? Mật Tông là tà đạo hay chính đạo?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận