Má Mười bán nhà phố, dành nửa đời chăm lo cho hơn 100 đứa con tật nguyền

Khi đã dùng hết sạch tiền mà vẫn không thể lo được bữa cơm, chiếc áo cho bày con nuôi, má Mười đã quyết định bán nhà mặt phó, dành nửa đời để chăm lo cho các con.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dù đã 86 tuổi, mỗi sáng, má Mười đều thức dậy từ sớm để pha sữa, nấu cháo cho 80 đứa con nuôi bại não trong mái ấm do mình thành lập.

Suốt 35 năm qua, từ khi quyết định thành lập mái ấm, Bà Trần Thị Cẩm Giang nhận nuôi dưỡng, chăm sóc những đứa trẻ có cảnh đời bất hạnh, sáng nào bà cũng làm công việc này. Khi bà xong việc, hành lang mái ấm mới đón những tia nắng sớm đầu tiên.

Cùng lúc này, những cô bảo mẫu được thuê cũng bắt đầu công việc chăm sóc 125 con người đang sinh sống, nương nhờ tại mái ấm. Không gian tĩnh lặng lập tức được thay thế bằng tiếng cười, nói, la hét, đập phá... của những đứa trẻ bất hạnh.

ma-muoi-ban-nha-pho-danh-nua-doi-cham-lo-cho-hon-100-dua-con-0
Mái ấm Thiện Duyên, nơi má Mười cưu mang 125 người có phận đời bất hạnh

Má Mười đến với công việc nuôi, chăm sóc trẻ tật nguyền, mồ côi một cách đầy tình cờ. Năm 1988, má Mười về Củ Chi thăm lại chiến trường cũ. Tại đây, má đau đớn khi biết những người từng nuôi giấu mình trong năm tháng chiến tranh đều đã qua đời.

Họ bỏ lại những đứa con tật nguyền không ai chăm sóc. Thương những đứa trẻ bất hạnh, má quyết định nhận các em về nuôi, chăm như con ruột.

Má Mười kể: “Lúc đó, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm nuôi các bé. Bởi, lúc chiến tranh, cha mẹ các con đã chở che, nuôi giấu mình. Tôi gom các bé lại, đưa về chăm sóc trong căn nhà tình thương được dựng tạm trên phần đất của gia đình.

Lúc đó, tôi chỉ mới nhận nuôi 5 bé thôi. Các bé đều bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam nên tật nguyền, yếu ớt lắm”.

ma-muoi-ban-nha-pho-danh-nua-doi-cham-lo-cho-hon-100-dua-con-9

Bỗng chốc có thêm 5 đứa con nuôi tật nguyền, má Mười vốn đã khó khăn lại càng thêm chật vật. Thời bao cấp, mỗi tháng má chỉ được lãnh chục cân gạo. Lương tháng của má cũng vẻn vẹn “mấy trăm ngàn”.

Tuy vậy, má vẫn cố gắng chắt chiu từng đồng nuôi 5 đứa trẻ tật nguyền. Má nghĩ “mình đã khổ, chúng còn khổ hơn” nên “khổ mấy cũng nuôi cho bằng được”. Mỗi ngày, má nấu một nồi cơm chung rồi cho các con ăn trước.

Thấy má chăm các bé như ruột thịt, người ta bắt đầu đem con đến bỏ trước mái ấm. Đa số các bé bị bỏ rơi đều tật nguyền, bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam. Số còn lại, cha mẹ các bé không có điều kiện nuôi hoặc trót mang thai ngoài ý muốn.

Không để các bé tổn thương thêm lần nữa, má Mười ẵm vào mái ấm, nhận làm con nuôi. Các bé đều được má làm giấy khai sinh lấy theo họ Trần của má. Với các bé gái, má đều đặt tên là Duyên. Bé trai, má lấy chữ Thiện làm tên lót cho các con.

Sau đó, thông tin má Mười nuôi trẻ mồ côi, tật nguyền lan xa. Nhiều gia đình có con em bị tật nguyền bẩm sinh, gia cảnh nghèo khổ bắt đầu tìm đến gửi con, nhờ mái ấm “nuôi giúp”. Từ 5 đứa con nuôi, má Mười trở thành má của hơn 100 đứa trẻ.

“Đàn con tăng nhanh”, má Mười chật vật hơn gấp bội. Má tất tả sáng bán hủ tiếu, vé số, bánh tráng chiều làm tương chao, muối ớt… bán lấy tiền nuôi con.

Nhưng, dù đã dùng hết những đồng tiền cuối cùng, má vẫn không thể chu toàn bữa cơm, chiếc áo cho bầy con nuôi. Cuối cùng, má quyết định bán căn nhà mặt phố ở quận Tân Bình, TP.HCM để có tiền trang trải.

ma-muoi-ban-nha-pho-danh-nua-doi-cham-lo-cho-hon-100-dua-con-6

Má bỏ thành thị, về Củ Chi xây mái ấm Thiện Duyên làm nơi cưu mang, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, tật nguyền. Sau này, má Mười cũng nhận chăm sóc, đưa người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn về mái ấm sinh sống.

Mái ấm được chia thành những khu vực riêng như: Trẻ bình thường, trẻ mắc bệnh nhẹ, trẻ bị bại não, trẻ bị động kinh, trẻ sơ sinh và phòng chăm sóc đặc biệt. Ngoài ra, mái ấm dành một không gian riêng làm nơi chăm sóc người già bệnh tật, neo đơn.

Hiện, mái ấm đang nuôi, chăm sóc 125 trẻ mồ côi, khuyết tật. Trong số này có đến 80 em bại não, 40 em lành lặn, đang học các cấp học khác nhau.

Má Mười nói: “Ở đây có bé chưa đầy 1 tuổi, có người đã sống được nửa đời trong mái ấm. Có rách áo mới thương người áo rách nên suốt hơn 30 năm qua, dù gặp rất nhiều khó khăn, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ không chăm lo cho các con.

Tôi xem mọi người trong mái ấm như người nhà, xem các con như ruột thịt. Thế nên dù khó khăn bao nhiêu, tôi cũng không bao giờ bỏ các con”.

Dù tuổi đã cao, má Mười vẫn minh mẫn, nhớ như in hoàn cảnh của từng đứa con trong mái ấm. Ngoài 5 trường hợp là con của những người từng nuôi giấu mình lúc tham gia kháng chiến, má nhớ nhất hoàn cảnh của cô gái mang tên Bánh Trung Thu.

Năm đó, má Mười đi bán bánh trung thu để có tiền chăm lo cho các con ở mái ấm. Trên đường bán bánh, má bắt gặp hình ảnh cô bé khoảng 9 tuổi chân tay teo tóp, nằm bất động ở một góc đường.

Má đến bên cạnh và biết bé gái tật nguyền bị cha mẹ bỏ rơi. Má quyết định bế đứa trẻ về mái ấm nuôi và đặt tên cho bé là Bánh Trung Thu. Trung Thu bệnh tật nên không thể tự sinh hoạt, chăm sóc bản thân. Có lúc, cô tưởng chừng không thể vượt qua cái chết.

Ấy vậy mà nhờ tình yêu thương, chăm sóc của má Mười, Trung Thu vượt qua tất cả. Đến nay, Trung Thu đã bước qua tuổi 30. Dù vẫn không thể tự chăm sóc cho mình và không hiểu được những gì má Mười nói, Trung Thu luôn cười mỗi khi thấy má đến bên giường của mình.

Những lúc như vậy, má Mười thường rưng rưng nước mắt. Má hạnh phúc vì biết các con cảm nhận được tình yêu thương của mình. Má tâm sự: “Tôi biết, các con không hiểu những điều tôi nói. Nhưng tôi tin các con cảm nhận được tình cảm của tôi dành cho mình. Đó là niềm an ủi, niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi”, má chia sẻ.

Má tự hào cho biết mình đã xây dựng gia đình cho 8 người con nuôi. Thậm chí, má còn cho đất, xây nhà cho những người con này. Để đáp đền công ơn của má, sau khi có cuộc sống riêng, những người này đều thường xuyên về mái ấm, đỡ đần má trong việc chăm sóc các em.

Tuy vậy, má Mười vẫn chưa lúc nào nguôi ngoai nỗi lo không ai chăm sóc cho mái ấm khi mình nhắm mắt xuôi tay. Suốt 35 năm qua, má chưa bao giờ có mong cầu gì cho bản thân ngoài việc các con trong mái ấm được bù đắp phần nào nỗi bất hạnh.  Má luôn khắc khoải nỗi niềm tìm được người đủ tâm đức để tiếp tục công việc còn dở dang của mình tại mái ấm. Má tâm sự: “Bây giờ, điều tôi lo lắng nhất là sau khi mình nhắm mắt xuôi tay, các con có còn no ấm, được chăm sóc như bây giờ hay không?

Tôi luôn mong đến ngày mình mất, đừng ai đem bông đến viếng. Thay vào đó, ai có lòng thì hãy đem vài ba bao gạo đến cho tụi nhỏ có bữa ăn là tôi vui rồi. Tôi cũng mong có người đủ tâm đức, tình yêu thương đứng ra thay tôi chăm nom cho mái ấm”.

(Theo VietNamNet)

Xem thêm: Tỷ phú miền Tây thích ở nhà lá, mỗi năm chi vài tỷ làm từ thiện

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhà chị Dương Thúy Trinh (tổ 16, phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang) không quá dư giả nhưng chị lại yêu thích hoạt động nhân đạo từ thiện.

Chuyện về người phụ nữ không dư dả nhưng mê làm từ thiện
0 Bình luận

Sau khi trở thành Á hậu 1 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023, Đào Thị Hiền thành lập quỹ từ thiện giúp đỡ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Á hậu Đào Thị Hiền: Dùng tiền thưởng làm từ thiện
0 Bình luận

Từ đôi bàn tay trắng, anh Sang và vợ gây dựng nên công ty điện tử. Có chút thành quả, anh Sang miệt mài đi làm từ thiện. Nhưng, hạnh phúc chẳng tày gang khi vợ anh phát hiện mắc ung thư...

Người đàn ông nghèo trở thành giám đốc, đam mê làm từ thiện, cạo đầu cùng vợ chữa ung thư
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 7 giờ trước
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng gia tài 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 giáo viên âm nhạc

Với mong muốn đóng góp cho hoạt động giáo dục âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã quyết định gửi tặng 300 bài nhạc thiếu nhi anh đã sáng tác nhiều năm qua cho 7000 giáo viên âm nhạc và phụ huynh.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nhà hàng Hội An ở tiệc buffet mời những gia đình khó khăn đến ăn uống

Một bữa tiệc buffet đặc biệt được một nhà hàng ở Hội An tổ chức nhân dịp 50 đất nước thống nhất, tại đây những gia đình khó khăn không chỉ được ăn uống thoả thích mà còn được nhận quà khi ra về.

Lòng tốt của cặp vợ chồng ở Thái Nguyên khiến chủ tiệm vàng “cúi đầu cảm tạ”

Hành động đẹp của cặp vợ chồng ở Thái Nguyên đã khiến chủ tiệm vàng ngỡ ngàng, cúi đầu cảm tạ. “Tôi vừa bất ngờ, vừa cảm phục lòng tốt của anh chị”, chủ tiệm vàng nói.

Hải An
Hải An 28/04
Cảnh giác “cuốc xe lạ” tài xế taxi cứu thành công cô gái 17 tuổi trước bẫy “việc nhẹ lương cao”

Nhận thấy nữ hành khách có biểu hiện bất thường, tài xế taxi ở Bình Định đã nhanh trí trình báo công an, cứu thành công cô gái lọt vào bẫy buôn người.

Thanh Tú
Thanh Tú 26/04
Thầy giáo U90 tặng 1 tỷ tiền tiết kiệm cho các sinh viên nghèo vượt khó

Ở tuổi 88, thầy giáo Bùi Long Biên đã cùng vợ con và các học trò cũ đến Đại học Bách khoa Hà Nội trao tặng 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm của mình cho những sinh viên nghèo vượt khó trong học tập.

Thanh Tú
Thanh Tú 25/04
Cuộc đời truyền cảm hứng của tỷ phú chỉ biết 200 chữ

Chưa học hết lớp 1, từng sống cảnh xin ăn nhưng Lương Hi Sâm đã vượt qua tất cả, nỗ lực vươn lên để chuyển mình thành tỷ phú với biệt danh "Vua khoai tây".

Hành trình tỏa sáng của 'Doraemon' đời thực: Từ cô gái không tay đến chuyên gia trang điểm

Vụ tai nạn điện giật kinh hoàng đã biến Xu Fangyan (Từ Phương Nghiên, 28 tuổi, Tứ Xuyên, Trung Quốc) trở thành cô gái khuyết tật không tay. Nhưng cũng từ đây, cô bước sang một cuộc đời khác đầy nghị lực...

Xúc động bức thư thấm đẫm yêu thương của người lính trận

Trước mặt người lính là Tổ quốc, trong tim họ là quê hương, là gia đình, là vợ và các con. Những bức thư gửi về từ chiến trường luôn đầy ắp yêu thương và tin tưởng về ngày đoàn tụ. Họ dự liệu cả cái chết và sẵn sàng đón nhận nó nhưng vẫn đau đáu nỗi đau của người vợ ở quê nhà…

Đinh Viết Tường cùng câu chuyện truyền cảm hứng trong “Tân binh toàn năng”

Thay vì đầu hàng số phận, chàng trai trẻ Đinh Viết Tường bỏ ngoài tai những lời châm biếm, bỡn cợt của người khác, cố gắng vươn lên để thỏa sức với đam mê nghệ thuật của mình.

Vợ chồng hoa hậu H'Hen Niê trồng 700 cây xanh tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Hoa hậu H'Hen Niê và chồng Tuấn Khôi vừa có một chuyến hành trình về rừng đầy ý nghĩa. Cả hai đã trồng 700 cây xanh tại Vườn quốc gia Cúc Phương, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, nghe câu chuyện phía sau ai cũng xúc động xót xa

Khoảnh khắc thắp hương gia tiên để rước đi rước vợ về dinh, chú rể ở Hưng Yên đã không kìm nén được bật khóc vì nhớ mẹ… nhà con đã xây, vợ cũng cưới về nhưng mẹ không còn nữa.

Cảm phục người phụ nữ cưu mang 102 cụ già neo đơn không nơi nương tựa

Nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Hồng (59 tuổi, Đồng Nai) đã không ngần ngại bán gia sản, cưu mang 102 cụ già neo đơn, không nơi nương tựa. Hành động cao đẹp của bà khiến nhiều người đem lòng cảm phục.

Cụ ông hơn 20 năm miệt mài phát gạo cho người nghèo

Hơn 20 năm qua, cụ Võ Văn Tất (86 tuổi, ngụ ấp 2A, TT.Bảy Ngàn, H. CHâu Thành A, Hậu Giang) không chỉ miệt mài tặng gạo cho người nghèo mà còn hiến đất làm đường, xây cầu,…

PC Right 1 GIF
Đề xuất