Đức Phật chính là tấm gương sáng về tình anh em
Đức Phật dạy rằng, bóng mát của thân tộc hơn người ngoài. Hiểu được lời Phật dạy sẽ giúp tình cảm anh em gắn kết hơn, mang lại trái ngọt muôn đời.
Người xưa từng nói "bán anh em xa mua láng giềng gần". Câu nói ấy chỉ đúng ở thời điểm hiện tại, còn tình cảm anh em máu mủ ruột già vẫn là vĩnh viễn không thể thay đổi được. Cho nên, dù sống xa nhau cả nửa vòng trái đất thì chúng ta vẫn chung một giọt máu.
Cũng vì thế mà người xưa còn có câu "một giọt máu đào hơn ao nước lã". Quan hệ anh em và rộng hơn là họ hàng, thân tộc đều cao cả, linh thiêng. Đức Phật cũng từng khẳng định "bóng mát của thân tộc hơn người ngoài".
Người tự hào về sanh
Về tài sản dòng họ
Khinh miệt các bà con
Chính cửa vào bại vong
Chuyện "tình anh em cảm hóa lòng người"
Đời nhà Minh, tại Quy An thuộc vùng Triết GIang có người tên Nghiêm Phụng sống tốt với mọi người. Có lần Thí Dực - một người đồng hương ghé chơi và than phiền rằng người anh cũng là bậc trí thức như mình sao phân chia tài sản cho mình chẳng công bằng.
Nghiêm Phụng lắng nghe rồi nói: “Còn tôi có người anh sức khỏe yếu kém, đó là điều làm tôi khổ tâm nhất. Tôi chỉ mong anh mình khỏe mạnh như anh của ông, dẫu có đoạt hết ruộng đất tài sản, tôi cũng không buồn". Nước mắt Nghiêm Phụng tuôn trào khi nói ra những lời thật tâm.
Thí Dực chợt tỉnh ngộ về hoàn cảnh của mình. Hai anh em họ Thí hóa giải hận thù, quay lại làm hòa, nhường nhịn lẫn nhau.
Qua việc tiên sinh đối với anh tận tình như thế, có thể biết rằng những lời tiên sinh đã nói với Thí Dực thảy đều là xuất phát từ nội tâm chân thật.
Đức Phật chính là tấm gương sáng về tình anh em.
Nhiều người cho rằng, đi tu là để xa lánh, trốn tránh cuộc sống hiện tại. Nhưng đó chỉ là quan điểm sai lầm. Ngay cả Đức Phật cũng không hề cho rằng, bậc xuất thế không phải là một kẻ lánh đời, cũng như trốn tránh các vụ liên hệ tự thân.
Đức Phật vẫn luôn có mối quan tâm đặc biệt đối với dòng tộc, anh em của mình:
Đức Phật về thăm quê hương, độ hóa thân quyến
Đức Phật đã thân hành về lại quê nhà khi có lời thỉnh cầu từ vua Suddhodana và hai bên nội ngoại. Không những thế, sau này Ngài đã trở về quê hương hai lần nữa để cuối cùng, đã có một sự chuyển hóa mạnh mẽ trong toàn bộ thân tộc Thích Ca.
Hóa giải bất hòa giữa hai bên nội - ngoại
Khi đối mặt với sự bất hòa giữa hai bên nội - ngoại, Đức Phật đã giảng giải cho mọi người hiểu về sự tạm bợ của vật chất, của phương tiện sinh nhai và chỉ ra cái cao quý của sinh mạng, của phẩm bị con người, của tình đoàn kết.
Đặc biệt, với những người trong thân tộc họ hàng thì yếu tố đoàn kết có vai trò quan trọng. Vì khi đoàn kết, không ai có thể tìm ra lỗ hổng đến tấn công. Nhưng khi chúng đã tranh chấp lẫn nhau thì một kẻ đi ăn nào cũng có thể tàn phá và tiêu diệt. Nhờ đó mà Ngài tìm ra giải pháp để hai bên hòa giải thích hợp.
Can ngăn vua Tỳ Lưu Ly tận diệt dòng họ Thích Ca
Xuất phát từ sự nhận thức sai lầm và do nội kết quyện chặt từ nhiều đời giữa dòng họ Thích Ca và vua Tỳ Lưu Ly, vua Tỳ Lưu Ly đã nhiều lần khởi binh tiến đánh bộ tộc Thích Ca.
Đức Phật đã hơn một lần đứng ra ngăn cản vua Tỳ Lưu Ly sát hại dòng tộc Thích Ca. Nhưng vì nghiệp này quá nặng, cuối cùng Tỳ Lưu Ly đã tàn sát gần như diệt vong dòng họ Thích Ca.
Nghiêm khắc với người anh em Đề Bà Đạt Đa
Lời Phật dạy về tình anh em còn cho thấy không chỉ tình thương mà còn phải nghiêm khắc với tất cả những sai trái của những người thân. Đề Bà Đạt Đa là anh em bà con với Đức Phật đã cầu thỉnh năm việc cũng như một số yêu cầu không hợp lý khác đã không được Đức Phật đáp ứng. Ngài thẳng thắn từ chối và khiến người này tức giận, nhiều lần mưu hại Đức Phật nhưng không thành.
Xem thêm: Bài học sâu sắc từ câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận