Câu chuyện Phật giáo "người chồng ăn vụng" và bài học nhớ đời về thói gian dối

Đức Phật dạy "người nói dối cũng như cái chậu đựng nước rửa chân, không thể dùng để uống được". Và câu chuyện Phật giáo "người chồng ăn vụng" là một ví dụ điển hình.

Đỗ Thu Nga
13:00 06/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện "người chồng ăn vụng"

Phật giáo vẫn còn lưu lại cho hậu thế câu chuyện như sau: Một người chồng dẫn vợ về thăm lại nhà mẹ đẻ của cô ấy. Vừa đặt chân đến cửa, hai vợ chồng đã bắt gặp cả gia đình đang xát gạo. Người chồng muốn nếm thử nên đợi đến khi họ rời khỏi phòng liền bốc 1 nắm cho vào miệng.

Một lát sau, vợ anh ta quay lại. Cô hỏi chồng điều gì đó. Lúc này, miệng người chồng vẫn còn dính đầy gạo. Vì không muốn bị bắt quả tang nên anh ta nhất quyết câm như hến.

Thấy chồng im lặng, miệng ngậm chặt, má phồng lên, người vợ lo lắng vô cùng. Thậm chí chị ta còn từng có ý nghĩ, chồng mắc bệnh hiểm nghèo. Trong lúc kích động, chị ta hét lên với cha: "Cha ơi, chồng con bị bệnh gì sợ lắm, có khi sắp chết đến nơi rồi. Miệng anh ấy cứ phồng ra và anh ấy cũng không thể nói chuyện".

Loi-Phat-day-ve-thoi-gian-doi-9

Người cha nghe con gái nói vậy thì lo lắng lắm, vội vã chạy đi tìm thầy lang. Người chồng vì không muốn mất mặt, vẫn ngoan cố ngậm miệng để bảo toàn "khí tiết". 

Thầy lang nhanh chóng được mời đến. Sau một hồi bắt mặt, vuốt râu suy nghĩ, ông nói: Bệnh này nguy hiểm lắm, nếu không rạch má anh ta ra thì sẽ không thể cứu được. 

Không đợi người chồng phải ứng, thầy lang liền lấy dao rạch một đường. Và ai nấy đều sửng sốt khi từ miệng anh ta những hạt gạo trắng bóc hòa lẫn với máu tanh tuôn ra... 

Lời Phật dạy về tác hại của kẻ gian dối

Qua câu chuyện trên có thể thấy được rằng, những người gian dối chắc chắn không nhận được kết quả gì tốt đẹp. Người nói dối cũng giống như nước rửa chân, không thể dùng để uống được.

Trong 66 điều Đức Phật dạy con người thì Người luôn răn dạy rất nhiều về lời nói dối: Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy? Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình. Người nói dối sẽ phải tự gánh chịu mọi điều

Đức Phật dạy, nói dối chia làm 4 loại: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Đây là 4 loại nói dối khiến bản thân mỗi người tạo gây nghiệp ác. Chính những cách nói này là tội ác mà người nói khiến cho những người xung quanh bị hại hay xa lánh. Vì thế, cần phải tránh xa.

Loi-Phat-day-ve-thoi-gian-doi
Ðối với đạo Phật, nói dối tai hại trên nhiều mặt: Đầu tiên, nói dối ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hội. Nói dối phá hoại sự ổn định đó. Con người chỉ có thể sống chung với nhau trong một bầu không khí tin cậy lẫn nhau, tin cậy rằng, trong giao tiếp, mọi người đều nói thật

Cả những người hay nói dối không ác ý mà chỉ có tính đùa vui cũng gây ra nghiệp quả không tốt, vì nó làm cho họ quen với thói xấu ấy, khiến cho mọi người xung quanh không tin vào lời của họ nữa. 

Người nói dối, dù chỉ là đùa vui cũng tạo ác nghiệp. Họ khiến nhiều người không tin tưởng, dễ bị xếp vào hạng lừa lọc, không đạo đức. Cũng có những người do bản thân khiếp nhược, không bản lĩnh, nên khi bị ai đó ép buộc đã phải nói dối. Họ nói không đúng sự thật khi bị người xấu ép khai khống, hoặc đổ tại ai đó. Việc làm đó khiến những người bị họ khai mắc họa.

Cũng có những người vì dám danh, thích địa vị mà khoe khoang. Nói dối để khiến người khác nghĩ mình tài giỏi, thông minh, hơn người... nhưng đó là sự giả tạo. Đây là nghiệp ác tự tạo, chỉ vì sở thích hám danh đem lại.

Và theo kinh Phật, nếu người nào nói dối mình đã chứng Thánh mà chưa có thì mắc tội đại vọng ngữ, sẽ bị đọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Đó là những tội ác mà cá nhân nào làm phải nhận lãnh.

Kinh Mười điều lành dạy: “Người không nói dối được tám niều lợi ích như sau:

1. Được thế gian kính phục.

2. Lời nói nào cũng đúng lý, được người, trời kính yêu.

3. Miệng thường thơm sạch, nói ra có mùi thơm, như hoa ưu bát la.

4. Thường dùng lời êm ái, an ủi chúng sinh.

5. Được hưởng lạc thú như ý nguyện, và ba nghiệp đều trong sạch.

6. Lời nói không buồn giận, mà còn tỏ ra vui vẻ.

7. Lời nói tôn trọng, được người trời đều vâng theo.

8. Trí tuệ thù thắng, không ai hơn.

Tóm lại, nói thật là tốt nhất, khi một giới luật được Đức Phật dạy: Không nên nói dối thì nó rất quan trọng cho đời sống của người tu hành. Vì thế chúng ta luôn luôn nhớ lời dạy này để không bao giờ nói dối.

Xem thêm: Vị hòa thượng thành tâm hướng Phật nhưng vẫn bị đánh 30 gậy và bài học về giữ giới luật

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận