“Kỳ nhân” kinh tế Hàn Quốc Chung Ju Yung: "Mặc dù là người ít học nhưng chí hướng của tôi luôn là tiến lên..."

Ông Chung Ju Yung là người sáng lập tập đoàn Hyundai đã nhắn gửi thế hệ sau: “Tôi nghĩ con người có số phận nhưng không có thất bại. Không bao giờ là thất bại tất cả chỉ là thử thách”.

Đỗ Thu Nga
2 ngày trước Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hãy nhớ rằng: Người sáng lập ra hãng xe Hyundai sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, tuy không được học hành “đến nơi đến chốn” nhưng đã xây dựng nên một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành đầu tiên của Hàn Quốc – có tên là Hyundai. Hiện nay, Hyundai đang có quy mô cùng tầm ảnh hưởng tới nền kinh tế, đời sống chính trị – xã hội lớn thứ hai tại Hàn Quốc sau Samsung.

Ông nổi tiếng với cuốn sách “Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách” – khơi gợi niềm cảm hứng, niềm tin vươn lên từ sự nỗ lực, không ngại khó khăn cho người trẻ trên khắp thế giới. Ông là Chung Ju-yung!

“Tôi đã nói với các nhân viên của mình rằng “Tôi cảm ơn các anh chị đã đi làm sớm nhưng nếu các anh chị về nhà muộn thì tôi không hài lòng. Có phải vì trong thời gian làm việc các anh chị không tập trung, không nỗ lực và không làm nhiệt tình nên bị công việc cuốn theo như vậy không? Nếu muốn chứng tỏ cho tôi biết các anh chị là người thông minh và làm việc nhiệt tình thì hãy về đúng giờ”. – Chung Ju Yung –

Tôi nghĩ trong điều kiện và cơ hội bình đẳng như nhau, thành công và thất bại thuộc về trách nhiệm của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, con người thường nói về sự thiếu công bằng và cảm thấy không hài lòng trước khi nói đến năng lực cá nhân.

loi-khuyen-cua-ky-nhan-kinh-te-han-quoc-chung-ju-yung-9

Tôi có quan điểm khác biệt về sự giàu có. Nói giàu mà chỉ nghĩ đến vật chất là điều sai lầm. Mục tiêu của tất cả mọi người là sống và nỗ lực đạt điều mình muốn, chứ không phải hoàn toàn vì vật chất.

Chẳng hạn để thoát khỏi nghèo đói tôi đã cố gắng làm kinh tế, những cũng có người tốt nghiệp đại học, rồi trau dồi nhiều kiến thức hơn nữa để trở thành những học giả, nhà nghệ thuật, nhà ngôn luận…

Tôi nghĩ người nào thành công trong việc mình muốn làm mới chính là người giàu có, chứ không phải thành công về vật chất.

Lối suy nghĩ xem ai đó là người nghèo hoặc “thứ dân” chỉ vì họ không có tài sản tiền bạc, cho dù họ đã có trình độ tri thức hoặc uy tín xã hội cao là một lối suy nghĩ nguy hiểm.

Sự khác nhau giữa tri thức và tài sản là tri thức không thể chia cho người khác, còn tài sản thì có thể. Xã hội nào đặt tiền bạc lên vị trí cao nhất thì thật là nguy hiểm, không thể chờ đợi một sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc được.

Con người luôn cảm nhận cuộc đời mình là rất quan trọng, nhưng lại không cảm nhận được sự quan trọng của mỗi ngày. Nhưng từng ngày ấy lại định nên cuộc đời họ, và nếu sống mà không biết sự quan trọng của từng ngày thì cuộc đời ấy chẳng có gì là quan trọng cả.

Nhiều người nói rằng: “Số của Tổng giám đốc Chung Ju Yung thất là may mắn”. Tôi nghĩ rằng con người ai cũng có cơ hội bình đẳng như nhau, Thượng Đế công bằng với tất cả mọi người. Cái vận số mà người ta hay gọi chính là “thời”. Và chắc chắn là con người thì có “lúc thuận lợi, lúc không thuận lợi”.

Tuy nhiên cứ nghĩ là mình đang gặp “lúc thuận lợi” mà cứ ngồi một chỗ và chơi, chẳng động tay vào việc gì thì chẳng có quả bóng nào tự động lăn vào chân của mình. Còn dù vào lúc không may mà vẫn nỗ lực hết mình thì sẽ không gặp phải kết quả xấu.

Tất cả mọi việc đều có hai mặt, cũng như đêm và ngày cứ nối tiếp nhau. Người cần cù chăm chỉ khi gặp “thời” không bỏ lỡ, nắm lấy và tận dụng nó, lúc không gặp “thời” thì nỗ lực nhiều hơn, chăm chỉ hơn vẫn tránh được điều xấu.

Ngược lại, người lười nhác và không có nỗ lực thì “lúc thuận lợi” đến cũng không nắm bắt được và vận tốt trở thành vận xấu, còn lúc gặp vận xấu thì đổ lỗi cho số phận, gục ngã trong thất bại và như vậy vận xấu cứ phát sinh liên tục.

Tôi luôn cho rằng người nghĩ mình bất hạnh không bao giờ hạnh phúc, ngược lại những người trong khó khăn thử thách vẫn cho rằng đó là cơ hội tốt để phát triển thì cuộc đời luôn phát triển và sống hạnh phúc.

Tôi nghĩ con người có số phận nhưng không có thất bại.

Tuy nhiên, để sống hạnh phúc thì trước tiên phải có sức khỏe. Người không có thể chất mạnh khỏe thì tinh thần khó mà “khỏe mạnh” được. Họ luôn cảm thấy những việc không may cứ liên tục xảy ra, nào là bệnh tật, nợ nần…

Cũng có người khỏe mạnh một cách bẩm sinh, nhưng cũng có người tuy sinh ra khỏe mạnh nhưng không chịu khó giữ gìn, luyện tập và trở nên suy sụp. Không có sức khỏe thì gia đình không hòa thuận, mà nhiều gia đình không hòa thuận thì đất nước trở nên bất an.

Thế nên ngay từ thuở nhỏ, phải năng tập thể dục cho tinh thần và than thể khỏe mạnh, không gây hại cho gia đình và đất nước.

“Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách” được xem như cuốn tự truyện chi tiết về cuộc đời lẫn sự nghiệp của cố Chủ tịch Chung Ju-yung. Không chỉ thuật lại hành trình tạo lập nên một tập đoàn công nghiệp phát triển bậc nhất, cuốn sách còn chứa đựng những bài học sâu sắc về quản trị, kinh doanh cũng như đạo làm người với tinh thần “đắc nhân tâm”. Đây chính là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều doanh nhân Việt Nam.

loi-khuyen-cua-ky-nhan-kinh-te-han-quoc-chung-ju-yung-5

“Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách”, ấn phẩm đã được tái bản nhiều lần tại Việt Nam và không còn đơn thuần là tựa đề của một cuốn sách, tên của nó đã trở thành phương châm sống, truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ.

Qua từng trang hồi ký, người đọc sẽ cảm nhận được tuổi thơ nghèo khó và khát khao làm giàu của cố Chủ tịch Tập đoàn Hyundai: ba lần trốn chạy khỏi gia đình và quê nhà với khát khao thoát khỏi cuộc sống vất vả của người làm nông. Đặc biệt, ông gây dựng cơ nghiệp từ xuất phát điểm không một đồng xu dính túi. Con đường vươn đến thành công của ông Chung hoàn toàn không êm ả. Khi vừa lập nghiệp với đôi chút thành tựu, ông lại gặp biến cố và trở về vạch xuất phát. Thế nhưng, điều quan trọng là con người ấy không bao giờ nghĩ mình thất bại.

Theo tôi có bốn điều kiện để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc. Sức khỏe chính là điều đầu tiên của hạnh phúc.

Điều kiện thứ hai là thái độ sống. Tinh thần khiêm tốn, cái tâm trong sạch và thông cảm với người khác luôn khiến người ta dễ chịu hơn.

Những người sống quanh ta có thể phát triển hơn ta, tụt hậu hơn ta, có thể tốt hơn và cũng có thể kém hơn ta, nếu chúng ta không chấp nhận điều đó và luôn ngạo mạn cho mình hơn người, hoặc ghen tức với người khác thì sẽ rơi và bất hạnh.

Người hạnh phúc luôn hướng về phía trước, giản dị, thương yêu tất cả mọi người, mong muốn cho những người khác tốt hơn mình và làm nhiều việc hơn. Nhưng trong xã hội chúng ta số người ấy không nhiều và đó là điều làm cho tôi cảm thấy tiếc nuối.

Một đất nước mà nhân dân luôn khen ngợi và tôn kính những người làm việc hết lòng một cách xuất sắc trên tất cả các phương diện thì đất nước đó sẽ phát triển.

Bởi lẽ cách suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những nhân tài trên lĩnh vực của mình, họ cảm thấy công việc của mình có ích và có tinh thần trách nhiệm hơn.

Những người biết công nhận người khác hạnh phúc cũng là người biết suy nghĩ tích cực và mang tố chất có thể phát triển bản thân mình lớn lao.

Thứ ba, luôn suy nghĩ và tập trung vào những việc mình làm. Con người không có suy nghĩ thì không thể tiến lên phía trước. Có người được học hành mà để từng ngày trôi qua một cách lãng phí thì không bằng người không được học nhưng làm việc nhiệt tình.

loi-khuyen-cua-ky-nhan-kinh-te-han-quoc-chung-ju-yung-4

Điểm khác nhau giữa người có suy nghĩ và người không có suy nghĩ chính là chất lượng và năng suất công việc khác nhau một trời một vực.

Chẳng hạn, khi trèo lên một ngọn núi cao, ta lấy đỉnh núi làm mục tiêu rồi trèo lên một cách vội vã, chưa được bao lâu thì bị đá núi va phải hoặc đè vào chân.

Còn nếu ta chịu khó quan sát xung quanh và nhắm mọi hướng, tốc độ và góc độ leo, thở sâu và bình tĩnh, rồi trèo một cách đều đặn, thường xuyên kiểm tra lại địa hình thì sẽ trèo lên đỉnh một cách dễ dàng.

Thật ra người thành công chẳng có bí quyết gì cả. Giữa hai người dậy sớm ngủ sớm và dậy muộn ngủ muộn cùng làm việc 10 tiếng đồng hồ thì người dậy sớm và đi ngủ sớm có khả năng thành công nhiều hơn.

Chính vì vậy, tôi đã nói với các nhân viên của mình rằng “Tôi cảm ơn các anh chị đã đi làm sớm nhưng nếu các anh chị về nhà muộn thì tôi không hài lòng. Có phải vì trong thời gian làm việc các anh chị không tập trung, không nỗ lực và không làm nhiệt tình nên bị công việc cuốn theo như vậy không? Nếu muốn chứng tỏ cho tôi biết các anh chị là người thông minh và làm việc nhiệt tình thì hãy về đúng giờ”.

Thứ tư, người đời có câu “Kẻ có chí thì việc tất thành”, có nghĩa là người có chí mạnh mẽ và cứng rắn thì dù có gặp khó khăn cũng quyết tâm hoàn thành việc mình đã định làm.

Không có chuyện gì dễ dàng cả. Dù có gặp mưa gió, bão tuyết, đêm tối vẫn quyết tâm và luôn đổi mới nhận thức, nỗ lực tiến tới mục tiêu mình muốn thì chẳng có việc gì là không thành cả.

– Chung Ju Yung –

Trích từ Hồi ký “Không bao giờ là thất bại tất cả chỉ là thử thách”

Xem thêm: 3 lời khuyên sâu sắc từ tỷ phú Elon Musk tới doanh nhân đang khởi nghiệp: Đừng ngại nhận lời phê bình

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận