Nghịch lý của người Do Thái: Sẵn sàng tranh cãi để trở lên giàu có

Ai cũng biết, tranh cãi vốn không phải là một hành vi thực sự thông minh. Nhưng vì sao dân tộc vừa thông minh vừa giàu nhất thế giới lại chủ trương vì tiền mà tranh cãi?

Đỗ Thu Nga
3 ngày trước Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một câu chuyện kinh điển được lưu truyền rộng rãi trong dân tộc Do Thái, rằng: "Có người đưa 1 quả cam cho hai đứa trẻ, hai đứa trẻ tranh cãi nhau về cách chia quả cam, lúc này người đó đưa ra đề xuất mỗi đứa hãy lấy nửa quả. Kết quả là hai đứa trẻ lấy cam rồi vui vẻ về nhà. Đứa thứ nhất về nhà lấy hết múi của quả cam ném đi, chỉ chừa lại vỏ cam để xay rồi trộn với bột làm thành bánh. Đứa thứ 2 thì bỏ vỏ và ăn hết múi cam."

Tuy hai đứa mỗi người được một nửa bằng nhau, nhưng có vẻ các bé đều đã không tận dụng hết được lợi ích của quả cam. Điều này cho thấy, vì chúng đã không thảo luận và đàm phán trước với nhau, chỉ mù quáng theo đuổi sự công bằng về hình thức và vị trí, dẫn đến lợi ích của cả hai bên không được tối đa hóa.

Qua câu chuyện, ta có thể thấy cái "tranh cãi" mà người Do Thái nói đến không phải là kiểu tranh cãi mang tính chỉnh lý, muốn người khác theo ý mình, mà là tranh cãi để cùng nhau tìm ra chân lý.

Có đôi khi, tôi thật sự khâm phục một số người, mặc kệ là mình nói gì, làm gì thì họ cũng cố buông lời phản bác cho bằng được.

Khi chúng ta nói, nỗ lực làm việc ắt sẽ có ngày thành công. Thì họ sẽ tức giận phản bác lại ngay, rằng: "Đừng có suốt ngày mơ mộng ở trên mây, không có quan hệ, gia thế thì dù có nỗ lực sứt đầu mẻ trán cũng chả được gì đâu!"

Chúng ta nói, hút thuốc có hại cho sức khỏe, thức khuya sẽ có thể giết chết một mạng người. Thì họ lại nói: "Bạn nhảm gì đấy! Ông tôi hút thuốc lá gần cả đời rồi, vậy mà vẫn còn sống đến 85 tuổi đây này. Dì Trương ở tầng dưới nhà tôi làm việc ca đêm mỗi ngày, sao chưa thấy bà ấy chết đi!"

Lý do khiến họ tranh cãi không phải vì muốn tối ưu hóa lợi ích của hai bên, có 2 lý do vô nghĩa khiến họ làm thế.

1. Những người thích tranh cãi, đa số đều không biết tôn trọng người khác

Có người từng nói, chẳng lẽ khi gặp một việc không hợp lý tôi cũng không thể bày tỏ chút quan điểm của mình hay sao?

Tất nhiên là có thể, nhưng "tranh luận" và "tranh cãi" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. "Tranh luận" là đặt lẽ phải lên hàng đầu, còn "tranh cãi" là đặt cái tôi lên hàng đầu.

nghich-ly-cua-nguoi-do-thai-san-sang-tranh-cai-de-tro-len-giau-co

Vì vậy, những người ưa thích tranh cãi, hầu hết đều được mệnh danh là sát thủ trong giao tiếp xã hội. Các mối quan hệ của họ thường tương đối kém, và họ được xếp vào nhóm "trí tuệ cảm xúc thấp".

Người khác nói, bộ quần áo này đẹp quá, nếu bạn không đồng ý cũng không sao, nhưng tuyệt đối đừng mở miệng nói câu "đẹp chỗ nào", "mắt bị lé hả", v.v.. Cách nói chuyện như vậy không phải là tranh luận hay bày tỏ quan điểm, cách nói chuyện như vậy là công kích, không tôn trọng người khác.

Trong môi trường công sở, những người "lăn lộn" giỏi, ngày càng thăng tiến, có đường sự nghiệp thuận lợi hầu hết đều là những người có nhiều mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp tốt, bọn họ luôn biết cách "khẩu hạ lưu tình" khi giao tiếp.

Một người có trí tuệ cảm xúc thực sự cao, ngay cả khi họ muốn bày tỏ quan điểm, họ cũng thường sẽ chừa cho người khác một đường lui, chứ không đuổi cùng giết tận.

2. Những người thích tranh cãi, đa số đều có cái tôi rất cao

Cái gọi là "cái tôi cao" có nghĩa là họ rất cứng đầu và khó chấp nhận ý kiến của người khác. Những người như vậy luôn đắm chìm trong thế giới của riêng mình, nghĩ bản thân là "cái rốn của vũ trụ".

Trí tuệ cảm xúc thực sự được chia thành hai phần: một phần là "đối xử người khác", và phần còn lại là "đối xử bản thân", phần sau thường quan trọng hơn và cao cấp hơn.

"Đối xử người khác" nghĩa là những thứ đối nhân xử thế mà chúng ta hay nói, hòa hợp với người khác và khiến các mối quan hệ trở nên thoải mái. Thông thường, người làm được những điều này thường được cho là người có chỉ số EQ cao. Nhưng thật ra nó chỉ đúng 1 phần, phần còn lại phụ thuộc rất nhiều vào phương diện "đối xử bản thân".

nghich-ly-cua-nguoi-do-thai-san-sang-tranh-cai-de-tro-len-giau-co-7

"Đối xử bản thân" có nghĩa là hòa hợp với chính mình, để đánh giá mức độ "đối xử bản thân" của một người có tốt hay không, nó thường phụ thuộc vào việc họ có thích tranh cãi hay không, có tính thù địch nhiều hay không? Nếu có thì họ được xem là có cái tôi cao.

Trí tuệ cảm xúc cao thực sự không phải là làm hài lòng người khác, mà là làm hài lòng bản thân. Làm hài lòng bản thân không phải là dung túng bản thân làm càn, mà là cho phép bản thân sống một cuộc sống thoải mái, bình yên và hạnh phúc, cởi mở, tự tin và đặc biệt không thô lỗ, học cách buông bỏ cái tôi.

Qua những gì chúng ta phân tích ở trên, có thể thấy, tranh cãi vô nghĩa khác xa với khái niệm "tranh luận tối ưu lợi ích chung" của người Do Thái. Một người trí tuệ sẽ không bao giờ tranh cãi, họ chỉ tranh luận, và biết rõ khi nào nên tranh luận và tranh luận như thế nào. Hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho bản thân!

Xem thêm: Người Do Thái: Có 3 lĩnh vực dù nghèo đến đâu cũng sống chết đầu tư, đó là gì?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận