Lời di huấn để đời của Đào Quang Nhiêu: Lấy đạo đức làm chủ, lấy hiếu lễ, trung thứ làm đầu

Trong di huấn, Đào Quang Nhiêu dặn con cháu đời sau: Người ta ở đời phải lấy đạo đức làm chủ, lấy hiếu lễ, trung thứ làm đầu. Không có những cái ấy thì làm gì có công danh sự nghiệp; không có những cái ấy thì làm gì có nền móng, gốc rễ; không có những thứ ấy thì làm sao rạng rỡ được ông cha...

Đỗ Thu Nga
07:00 23/09/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đào Quang Nhiêu (1601 - 1672) là danh tướng của 3 đời chúa Trịnh (Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn) thời Lê trung hưng. Ông tham gia trong cuộc chiến tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn giữa thế kỷ 17. Theo gia phả họ Nguyễn Gia chi thôn An Khoái (Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội) thì Đào Quang Nhiêu vốn họ Nguyễn ở Thanh Oai, phủ Ứng Thiên.

Cha ông là quan to, giữ chức Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân sự Thị vệ sự tại Vệ cấm y, sau được phong thêm Tả đô đốc cánh quân phương Nam, tước Dũng Quận công, lập nhiều công lao cho triều đình và là người hiền đức.

Đào Quang Nhiêu mất cha năm 3 tuổi. Sau đó, ông được cậu ruột là Tổng thái giám Đào Quang Hoa nhận về nuôi. Thời đó, Đào Quang Hoa rất có tiếng nói trong triều. 

Năm 9 tuổi, ông được cậu đưa vào phủ vương học tập. Sau này nhớ ơn công nuôi dưỡng nên đã đổ họ thành Đào Quang, tên Đào Quang Nhiêu xuất hiện từ đó. 

loi-di-huan-co-gia-tri-muon-doi-cua-danh-tuong-dao-quang-nhieu-9
Chân dung danh tướng tài giỏi nhưng rất khiêm tốn

Ông vốn là con nhà tướng nên từ bé đã có tướng mạo, phẩm chất của một bậc võ tướng. Vì thế, năm 13 tuổi, ông được Vua cửa làm Chánh đội trưởng Tả đôi, năm sau được giao chức Quảng binh, sắc phong Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân.

Khi đất nước loạn ly, Trịnh - Nguyễn phân tranh, nội chiến xuất hiện giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài liên miên khiến dân tình khổ sở, chúa Trịnh đã nhiều lần rước vua Lê về Thanh Hóa khi có loạn Thăng Long. Thậm chí còn vào tận Nghệ An, Quảng Bình. Tướng Đào Quang Nhiêu chính là người đã chỉ huy quân độ hộ giá vua những khi trở về.

Từ năm 25 đến 62 tuổi, ông từng đánh dẹp họ Mạc ở Thất Khê, dẹp nổi loạn của phe phái ly khai ở Hà Nam, tuần thú, bình định trấn Sơn Nam, chinh phạt họ Nguyễn ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trong 5 năm từ năm 1655-1660, ông lăn lộn lúc ở Nam Đàn, lúc về Thạch Hà, lúc ở Thanh Chương để ngăn chặn không cho chúa Nguyễn đánh ra Bắc sông Lam. Sau nhiều lần dẹp phản loạn, lập công lớn, năm 1661, Đào Quang Nhiêu được cử giữ chức Trấn thủ Nghệ An, kiêm giữ chức châu Bố Chính Quảng Bình.

Năm 1645, ông được thăng chức Đô đốc, tướng Quận công. Năm 1652, ông được phong làm Nam quận Đô đốc. Đến năm 1657 là Thiếu phó và năm 1659 là Phó tướng thiếu úy. 18 năm sau làm Trấn thủ Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ông đã giữ ổn định vùng đất này để người dân có cuộc sống yên ổn.

loi-di-huan-co-gia-tri-muon-doi-cua-danh-tuong-dao-quang-nhieu
Bản đồ giao tranh Trịnh – Nguyễn. (Tranh qua violet.vn)

Theo gia phả họ Nguyễn, có một trận đánh nổi tiếng ở ngay Hà Nội do ông tham gia vào năm 1645. Đó là trận tiễu trừ âm mưu đảo chính của vương tử Phù quận công Trịnh Lịch và Hoa quận công Trịnh Sâm

Thời Lê Chân Tông, Trịnh Lịch mưu đồ chống lại chúa Trịnh Tráng, ông nhận lệnh cầm quân đi dẹp. Ông cùng Trịnh Lịch giao đấu tại chợ Hàng Dê, chém các thủ hạ của Lịch, bắt sống và giết chết Trịnh Lịch. Do có công trong trận này mà Đào Quang nhiêu được phong làm Đương quận công.

Tuy là một danh tướng có tài nhưng sinh thời ông rất khiêm tốn. Ông nói mình là tướng quân sự nhưng chủ yếu là tướng văn, võ biết ít, chủ yếu dùng mưu mẹo, lời ăn tiếng nói, biết tập hợp sức mạnh quân, dân mà thắng thù. 

Đào Quang Nhiêu còn là vị tướng gắn bó với quê hương, khi không đi dẹp loạn, đánh giặc, ông đã cho tiền mua 71 mẫu ruộng chia về các tổng, xã, thôn của huyện Thanh Oai để dân cày cấy gọi là “huệ điền”, mua mảnh đất 1 mẫu 5 sào để lập chợ phiên cho dân làng. Ông được triều đình nể trọng và dân làng kính yêu, tôn vinh làm phúc thần của địa phương sau khi ông mất.

loi-di-huan-co-gia-tri-muon-doi-cua-danh-tuong-dao-quang-nhieu-0
Từ đường Cụ Đào Quang Nhiêu

Trước khi qua đời, ông đã để lời lời di huấn sâu sắc cho con cháu đời sau: Người ta ở đời phải lấy đạo đức làm chủ, lấy hiếu lễ, trung thứ làm đầu. Không có những cái ấy thì làm gì có công danh sự nghiệp; không có những cái ấy thì làm gì có nền móng, gốc rễ; không có những thứ ấy thì làm sao rạng rỡ được ông cha... Ai biết vun đắp gốc rễ thì được trường thọ... Phải bền lòng làm việc đức... Làm được như vậy thì dù nghèo cũng như giàu, người bình thường cũng trở thành thần thánh,... Đối với những việc bất trung, bất hiếu, vô nhân nghĩa, ác ý với người ta, nịnh nọt người trên, khi quân phản chủ thì chớ làm. Có lộc đừng hưởng hết, có thế đừng cậy hết, đừng cậy giàu khinh người, cậy mạnh hiếp yếu, đừng giấu điều dở, khoe điều hay, không nói người kia hay, người này dở... việc đã qua chớ đuổi theo, chớ nói điều vô ích,... phúc đức nên tích trữ, quyền thế đủ thì thôi...

Đã gần 350 năm trôi qua nhưng lời di huấn của Đào Quang Nhiêu vẫn luôn là "khuôn vàng thước ngọc" cho mọi thời đại. Bởi theo cụ thì những điều nên làm, những điều không nên làm và thậm chí là phải cốp tránh cho đến nay vẫn mang tính thời sự, còn nguyên giá trị. 

Xem thêm: Đào Quang Nhiêu: “Cơn ác mộng” khiến chúa Nguyễn không thể tiến quân ra Bắc

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận