Nếu đề rơi vào "Người lái đò sông Đà" hãy vận dụng những liên hệ mở rộng này để đạt điểm 9+

"Người lái đò sông Đà" là 1 trong những tác phẩm có thể xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT. Nếu đề rơi vào tác phẩm này thì nắm chắc những điều dưới đây để lấy 9+.

Đỗ Thu Nga
10:00 29/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

01

Đọc "Người lái đò sông Đà", ta có ấn tượng rõ rệt là sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ... Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo ra những tác phẩm kỳ vỹ". (Phan Huy Đông)

02

"... Nguyễn Tuân - một cây bút vốn | luôn luôn khao khát những cảm giác mới lạ, nồng nàn, say đắm..." Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con | sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách có bản đối lập nhau như tác giả nói - "hung bạo và trữ tình..."

"Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phòng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa". (GS. Nguyễn Đăng Mạnh)

lien-he-mo-rong-nguoi-lai-do-song-da

03

Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì Nguyễn Tuân phải thử văn đề người nông dân nổi thưởng thức. (Vũ Ngọc Phan)

04

"Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phòng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đây, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa". (Nguyễn Đăng Mạnh)

05

Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt" là "người thợ kim hoàn của chữ" (Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dẫn thân, bám trụ ở thành trì cái Đẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam" (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho đến thực tế sáng tác.

06

Đây là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật" (Nguyễn Đình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa".

(Nguồn: Học văn lớp thầy Linh Key)

Xem thêm: Nguyễn Tuân - sống chất, chết cũng phải chất: Muốn dùng tiền viếng mua bia đãi bạn bè, lên danh sách kẻ không được đến đám tang

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận