Lá thư vỏn vẹn 16 chữ của Tôn Quyền uy lực cỡ nào mà Tào Tháo vừa đọc xong đã vội rút quân?

Thông qua lá thư vỏn vẹn 16 chữ, Tôn Quyền đã chứng minh bản thân là người trí tuệ hơn người khiến Tào Tháo phải kiêng đè.

Đỗ Thu Nga
13:00 19/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong Tam Quốc, Tào Tháo là một người toàn tài, không những giỏi binh pháp mà còn thâm thông mưu lược, biết lựa chọn và làm sao để nhân tài phục tùng mình. Về mặt trị nước, Tào Tháo cũng là một nhân tài, có thể ổn định lòng dân, nâng cao năng lực sản xuất của khu vực phương Bắc, đặt một nền móng vô cùng quan trọng và vững chắc cho triều đình Ngụy quốc sau này.

Trong khi đó, Tôn Quyền được đánh giá là tuổi trẻ tài cao. Năng lực của Tôn Quyền hoàn toàn không phải dạng tầm thường. Năng lực lãnh đạo của ông được thể hiện ở mảng chính trị. Chủ yếu là mảng cân bằng quan hệ giữa các thủ hạ, nắm thực quyền của Giang Đông.

La-thu-16-chu-gui-Tao-Thao-cua-Ton-Quyen-co-noi-dung-gi-9
Tôn Quyền - Tào Tháo - Lưu Bị là ba nhân tài thời Tam Quốc

Tôn Quyền và Tào Tháo là người đứng đầu hai tập đoàn chính trị quyền lực thời Tam Quốc. Hai bên đã có nhiều cuộc đối đầu nảy lửa nhằm thực hiện mục tiêu xưng bá thiên hạ.

Một trong những cuộc chiến cam go giữa Tôn Quyền và Tào Tháo diễn ra vào năm 213. Trong trận chiến này, sự thông minh và tài mưu lược của Tôn Quyền khiến Tào Tháo kiêng nể, dè chừng.

Cụ thể, Tào Tháo dẫn hơn 40 vạn bộ binh và kỵ binh tấn công Nhu Tu Khẩu của Tôn Quyền. Với lực lượng hùng hậu này, đội quân của Tào Tháo nhanh chóng công phá được doanh trại của kẻ địch ở bờ Tây Trường Giang. Không những vậy, binh sĩ Tào Ngụy còn bắt sống Công Tôn Dương - đô đốc nổi tiếng làm việc dưới trướng của Tôn Quyền.

La-thu-16-chu-gui-Tao-Thao-cua-Ton-Quyen-co-noi-dung-gi-7
Tào Tháo

Trong tình cảnh đó, Tôn Quyền chỉ có khoảng 7 vạn quân (tức chỉ gần bằng 1/6 binh lực của Tào Tháo). Do vậy, Tôn Quyền chủ yếu phòng thủ.

Do sở hữu binh lực gấp gần 6 lần của nhà Đông Ngô nên Tào Tháo thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công. Tuy nhiên, quân đội hùng hậu này không dễ dàng giành thắng lợi.

Sau hơn 1 tháng giao tranh, Tôn Quyền và Tào Tháo ở trong tình thế giằng co, khó phân thắng bại.  Vì muốn sớm đánh thắng trận, Tào Tháo nhiều lần cho tướng sĩ thúc ép Tôn Quyền tổ chức phản công để từ đó nắm lấy cơ hội đánh bại kẻ thù.

Tuy nhiên, Tôn Quyền không mắc lừa mưu kế của Tào Tháo. Về sau, Tào Tháo nhận được một lá thư do Tôn Quyền gửi. Lá thư này chỉ vỏn vẹn 16 chữ: "Xuân thủy phương sinh, công nghi tốc khứ" và "Túc hạ bất tử, cô bất đắc an".

Hai câu này có nghĩa: "Đến dịp khai xuân của mùa xuân, ông nên nhanh chóng rời đi" và "Nếu như ông không chết, ta sao có thể ngủ ngon được". Khi đọc những chữ này, Tào Tháo biết được Tôn Quyền là một người bản lĩnh, thông minh và lắm mưu kế. Tôn Quyền dự đoán được nước lũ sắp dâng do mưa. Điều này sẽ khiến quân Tào rơi vào thế bất lợi.

La-thu-16-chu-gui-Tao-Thao-cua-Ton-Quyen-co-noi-dung-gi-4
Tôn Quyền

Tiếp đến, Tôn Quyền thẳng thắn nói rằng, nếu như kẻ thù chưa chết thì ông khó có thể ngủ ngon. Đây là một lời cảnh cáo đanh thép của Tôn Quyền dành cho Tào Tháo dù trong tay binh lực ít hơn đối thủ nhưng không hề yếu thế, nơm nớp lo sợ.

Vì thế, sau khi đọc được thư của Tôn Quyền, Tào Tháo hiểu được thâm ý của đối thủ và nhanh chóng cho rút quân về nước. Qua trận chiến này, Tôn Quyền cho thấy ông là người trí tuệ hơn người khiến Tào Tháo phải kiêng dè.

Xem thêm: Chân lý đúc kết từ "Tam quốc diễn nghĩa": Phàm là người thông minh sẽ không bao giờ hỏi 3 điều này

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận