Tài kinh doanh đáng nể của phụ nữ Hà Nội xưa: Một chữ bẻ đôi không biết nhưng tính tiền cực chuẩn

Thời xưa, ngồi bán hàng ngoài chợ chủ yếu là đàn bà, con gái. Đa phần họ đều không biết chữ nhưng lại tính toán cực đỉnh. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời nhà Lý, Tây Nhai tương ứng chợ Ngọc Hà ngày nay đã là chợ lớn nhất Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói chung với đủ mọi mặt hàng từ cao cấp đến bình dân. Hầu hết những tiểu thương là đàn bà, con gái. 

Đến  thế kỷ 16, Thăng Long nhiều chợ hơn và người phương Tây đến đất này thấy quá nhiều chợ nên họ gọi là Kẻ Chợ. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng, chỉ có  Thăng Long mới được gọi là Kẻ Chợ còn các nơi khác là Kẻ Quê.

Vợ giỏi kinh doanh, chồng được nhờ

Ca dao tục ngữ xưa có nhiều câu nói về con gái Thăng Long đảm đam: "Em là con gái Phụng Thiên/Bán rau mua bút, mua nghiên cho chồng" hay "Em là con gái Kẻ Mơ/Em đi bán rượu tình cờ gặp anh". 

Theo các nghiên cứu về Thăng Long xưa thì hầu hết các gia đình giàu có ngày xưa đều do công của các bà, các con. Tác giả William Dampier trong cuốn sách "Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài" (năm 1688) đã đánh giá cao khả năng buôn bán của phụ nữ Thăng Long, đặc biệt là những người làm nghề đổi tiền: "Đổi tiền là một nghề quan trọng ở đây. Hầu hết họ là phụ nữ và rất khéo léo, khôn ngoan. Họ thực hiện công việc về đêm, biết cách sinh lời giỏi chẳng kém các nhà buôn cổ phần tinh quái nhất ở London".

kinh-ngac-voi-tai-kinh-doanh-cua-phu-nu-ha-noi-xua-5

Vào thế kỷ 18 ở phố Hàng Ngang có cụ Diện Thái chuyên buôn chè và thuốc lào. Nhờ kinh doanh hai mặt hàng này mà nhanh chóng trở nên giàu có. Chồng cụ cũng nhờ vậy mà được hưởng phúc chỉ việc ăn, đọc sách, đàm đạo với các nhà Nho. Thậm chí còn lấy tiền của vợ đi mua sách hay thuê người chép những trước tác Trung Hoa rồi lập thư viện gia đình. 

Cũng nhờ giàu có mà cụ Diên Thái nuôi thầy Phạm Đình Hổ dạy con. Vì thế con cụ đỗ kỳ thi Hương được triều đình bổ làm quan huyện. 

Cũng vì làm thầy cho nhà buôn giàu có Diêm Thái mà Phạm Đình Hổ có cơ hội đọc hết tủ sách nhà cụ, có cơ hội quan hệ với các nhà Nho trên đất Thăng Long để sau đó viết ra cuốn "Vũ Trung tùy bút" - cuốn sách không chỉ là thái độ của một nhà Nho với triều đình phong kiến mà còn là nguồn sử liệu quý hiếm về Thăng Long xưa.

Nhất Cống Sùng, nhì Cống Vẽ

Ở thế kỷ 19, thành ngữ Hà Nội có câu: "Nhất Cống Sùng, nhì Cống Vẽ". Bà Cống Vẽ ở phố Hàng Gai, bà Cống Sùng ở phố Hàng Bông - đây là 2 người phụ nữ giàu nhất thành Hà Nội thời vua Tự Đức. Bà Cống Vẽ (bà quê Kẻ Vẽ, nay thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) chuyên buôn bán sợi gai, bao gai. Còn bà Cống Sùng chuyên buôn bán bông, một nguyên liệu quan trọng làm ra vải, chăn, áo ấm. 

Năm 1883, chính quyền Pháp đã lấy nhà Cống Vẽ ở phố Hàng Gai làm trụ sở Tòa Công sứ đầu tiên vì nhà bà thuộc loại đẹp và sang nhất Hà Nội khi đó. Khi xây xong Tòa Công sứ của mình, người Pháp đã phải trả lại nhà và đền tiền cho bà trong quãng thời gian ở đó khiến bà không buôn bán được.

kinh-ngac-voi-tai-kinh-doanh-cua-phu-nu-ha-noi-xua

Đến lúc người Pháp nắn lại phố cho thẳng, họ cũng trả ơn bằng cách xén nhà bà làm vỉa hè (đoạn phố không có hè ấy nay vẫn còn). Đến cuối thế kỷ 19, vợ nhà yêu nước Lương Văn Can (được gọi là bà Cử) cũng buôn bán giỏi giang để chồng có tiền mở và duy trì phong trào Đông Kinh nghĩa thục. 

Đầu thế kỷ 20 thì có bà Hoàng Thị Minh Hồ (vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô), bà Vương Thị Lài... là con gái phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Gai xưa buôn bán giỏi đến mức họ có quyền chọn chồng.

Khi đó có câu "phi Cao đẳng bất thành phu phụ", ý là các chàng trai không học cao đẳng thì đừng bao giờ nghĩ đến việc lấy họ làm vợ. Đáng khâm phục là các bà, các cô xưa hầu như đều không được cha mẹ cho đi học chữ, học tính toán. 

Chuyện buôn bán do đàn bà chuyên trách

Có 3 điều rất lạ là việc buôn bán ở châu Á xưa và nay thường xuyên do đàn ông đảm nhiệm, thế nhưng ở Việt Nam lại hoàn toàn do đàn bà con gái chuyên trách. Điều lạ thứ hai là theo quy định của Nho giáo thì một người phụ nữ mẫu mực phải là người chịu sống phụ thuộc vào một người đàn ông là cha, chồng, hoặc cho trai trong suốt cuộc đời họ.

Họ không có tư cách riêng, cũng như không bao giờ được khuyến khích thể hiện năng lực cá nhân, không được tham gia vào các sinh hoạt chính trị liên quan đến chính cuộc sống của họ. Vậy tại sao các bà, các cô ngày xưa lại làm công việc kiếm tiền, tay hòm chìa khóa giỏi như vậy? 

Và điều lạ lùng thứ ba là các bà không được cha mẹ cho đi học chữ Nho, không được tính toán như đàn ông vì quan niệm "đàn bà học chữ để cãi chồng". Ấy vậy mà họ vẫn kinh doanh được, và kinh doanh rất giỏi. 

kinh-ngac-voi-tai-kinh-doanh-cua-phu-nu-ha-noi-xua-9

Vào cuối thế kỷ 19, vì buôn bán phải nộp thuế nên một số hiệu buôn lớn ở Hà Nội đã thuê các thầy Ký tận trong Sài Gòn để tính toán lỗ lãi. Đến nửa đầu thế kỷ 20, khi số người Hà Nội có bằng Thành chung hay bằng Tú tài bản địa (còn gọi là Tú tài 1) nhiều lên thì các hiệu không thuê các thầy KLys từ Sài Gòn nữa mà thuê người Hà Nội để giảm chi phí.

Thế nhưng nhiều cô bác, các cô không biết chữa, buôn bài bán bè rất lớn nhưng chẳng ai thuê. Đầu họ như máy tính thời nay, không có sổ sách nhưng các bà nhớ như in từng số lẻ ai nợ, ai thiếu, không sai cắc nào. Đây là điều mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử không giải thích được.

Không chỉ kiếm tiền làm giàu và tay hòm chìa khóa, các bà còn ứng xử với bên nhà chồng rất biết điều và nín nhịn. Các bà luôn coi chồng là chiếc cột cái về tinh thần trong gia đình, không bao giờ tỏ ra mình là kẻ làm ra tiền cho dù ở chợ họ chẳng sợ ai. Đó cũng là đức tính hy sinh của phụ nữ Việt Nam, một điều cũng rất lạ.

Xem thêm: Cuộc đời lẩn khuất nhiều bi kịch của Me Tư Hồng - nữ đại gia đầu tiên tại Việt Nam

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Đại gia Xuân Trường ở Ninh Bình được biết đến là người giản dị, kín tiếng. Nhiều năm qua ông đã bỏ ra hàng nghìn tỷ để xây dựng các quần thể chùa ở Hà Nam và Ninh Bình, với mong muốn đưa những ngôi chùa Việt trở thành di sản thế giới.

Chân dung đại gia kín tiếng ở Ninh Bình, sống giản dị, thích ăn chay, mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng xây chùa
0 Bình luận

Nhiều người nói họ "gàn dở", bỏ sự nghiệp và khối tài sản kếch xù để lên núi đi tu, ở ẩn. Thế nhưng với họ, đó là con đường đúng đắn để tìm lại bản thân, ngẫm việc đời.

4 đại gia Việt đột ngột buông bỏ sự nghiệp lên núi đi tu, suy ngẫm về cuộc đời
0 Bình luận

Đặng Lê Nguyên Vũ không nhận mình là Phật tử nhưng dường như đạo Phật và những lời Phật dạy đã ngấm sâu vào máu mủ của ông.

'Vua cà phê' Đặng Lê Nguyên Vũ: Vị đại gia 49 ngày nhịn ăn ngồi thiền trên núi với những hiểu biết sâu về Phật pháp
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất