Không tu miệng thì làm sao thân được hưởng phúc?

Đức Phật dạy, 10 nghiệp lớn nhất của con người, có 4 nghiệp từ miệng gây ra. Chính vì thế, tu cái miệng là tu nửa đời người.

Đỗ Thu Nga
06:00 02/07/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện Phật giáo "Quả báo nặng nề do khẩu nghiệp mà ra"

Câu chuyện chú Sa-di chê vị Tỳ-kheo tụng kinh giọng như chó sủa. Vị Tỳ-kheo này đã chứng Thánh quả nên đã khuyên bảo chú Sa-di sám hối nếu không muốn bị đọa địa ngục. Tuy đã sám hối và thoát tội địa ngục nhưng chú Sa-di này vẫn phải chịu quả báo 500 kiếp làm chó. Từ câu chuyện chúng ta thấy rằng một lời nói dường như vô tình, vô ý, không ác hại ai mà phải chịu nghiệp báo rất nặng nề.

Có khi một lời nói của mình được phúc báu, một lời nói của mình có khi tổn hao phúc báu. Các Phật tử kiểm nghiệm ngay trên thân tâm mình. Khi mình phát ngôn về ai, về một Sư Thầy nào đó; mình nói một câu mà tự nhiên thấy người mệt, thấy người u ám là biết mình đã nói lời ác, tổn phước báu. Mới phát ngôn câu ấy xong, thấy người mệt; xong thấy đầu mình u ám, phước suy giảm rồi đấy. Đấy là biểu hiện của ác nghiệp, của mất phước báu. Cũng có khi chúng ta nói một lời xong thì ta thấy hạnh phúc, hoan hỷ, an vui, phấn chấn; lời ấy đã làm thêm phước báu cho mình.

Khong-tu-mieng-thi-lam-sao-than-duoc-huong-phuc-9

Dù ở xã hội nào cũng tồn tại những người bất thiện, có tâm ganh ghét, đố kỵ. Họ có thể tạo nhiều tội ác từ miệng của mình. Họ cũng có thể tung tin, bịa đặt, nói xấu người khác, hoặc các bậc Thánh nhân, các vị tu hành. Trước một thông tin nào đó, phải xem xét thật kỹ khi tiếp nhận. Nếu ta tin hoặc tùy hỷ theo những điều bất thiện cũng sẽ phải nhận lại những quả báo xấu.

Lời Phật dạy về cách tu miệng

Phật giáo gọi điều này là nghiệp, mà đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Vì thế, một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể đưa đến hậu quả khó lường. Do vậy mà người Phương Tây có câu: "Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần".

Phật dạy "tu tại tâm không bằng tu tại miệng". Đơn giản là, khẩu nghiệp không phải tự dưng mà hình thành. Nó là sự dung hòa của Thân, Tâm, Ý khiến lời nói phát ra từ miệng. Tự mỗi người đều có thể điều chỉnh hành vi của mình để tránh khẩu nghiệp.

Người lương thiện nói lời hay ý đẹp tất yếu cuộc sống được vui vẻ, được mọi người trọng vọng. Nhược bằng kẻ ăn không nói có, từ trong lòng đã thấy bất an, người đời biết được sẽ lánh xa nguyền rủa, tiếng xấu còn lan truyền mãi mai sau.

Khong-tu-mieng-thi-lam-sao-than-duoc-huong-phuc-7

Để tu miệng, chúng sinh nên tránh những lời nói dưới đây:

- Tránh than vãn, nói lời chán nản.

- Không nói lời oán trách.

- Không nói những lời trong cơn tức giận.

- Không nói lời làm tổn thương người khác.

- Không nói lời khoe khoang.

- Không nói lời dối trá.

- Không nói những điều bí mật, riêng tư.

Ngoài ra, tiếp xúc và thực hành giáo lý Phật pháp, đọc những câu châm ngôn hay về khẩu nghiệp, hành thiện tích đức, cúng dường phước điền…cũng là những cách giúp thân khỏe tâm an, tự mình tránh xa khẩu nghiệp và đời đời tạo được mối duyên lành trong cõi ba sinh.

Xem thêm: Quả báo nặng nề do khẩu nghiệp mà ra

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận