Phát hiện sốc: Khi đến hành tinh khác, máu của con người sẽ mất màu?

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra, trở ngại lớn nhất của con người khi đến định cư ở hành tinh khác là việc các tế bào hồng cầu sẽ tự "mất màu".

Đỗ Thu Nga
08:55 19/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Con người đang cố gắng hướng đến tương lai có thể di dân đến những hành tinh khác để sinh sống. Tuy nhiên, với những điều kiện khác hoàn toàn Trái đất, con người phải tìm cách thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, chuyện đó là không hề dễ dàng.

Công trình vừa công bố trên tạp chí Nature Medicine cho thấy máu người đã không tiến hóa phù hợp cho môi trường vũ trụ, cụ thể là hiện tượng các tế bào hồng cầu "tự hủy" nhanh chóng.

Giáo sư - bác sĩ Guy Trudel từ Bệnh viện Ottawa và Đại học Ottawa (Canada) nói trên tờ Sci-News: "Thiếu máu không gian đã được các phi hành gia báo cáo liên tục khi họ quay trở về Trái Đất kể từ những sứ mệnh không gian đầu tiên, nhưng chúng tôi không biết tại sao". 

Khi-den-hanh-tinh-khac-mau-cua-con-nguoi-se-mat-mau-0

Trong nghiên cứu mới, họ đã đối chiếu những gì xảy ra trong cơ thể những phi hành gia làm việc tại Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS trong vòng 6 tháng với người vẫn ở liên tục trên Trái đất và phát hiện ra điều gây sốc: Việc đến và ở lại trạm vũ trụ đã khiến tốc độ tự hủy của hồng cầu tăng lên đến 54%.

Việc hồng cầu tự hủy là một cơ chế bình thường của cơ thể, nhưng nếu nó xảy ra nhanh đến bất thường thì chắc chắn sẽ gây thiếu máu nặng, đe dọa sức khỏe và thậm chí tính mạng. 

Kiểm tra tại thời điểm vừa về Trái đất, tốc độ hủy hồng cầu vẫn cao hơn 30% so với trước đó và mãi 4 tháng sau cơ thể mới có thể trở lại bình thường được.

Theo Science Alert, điều này sẽ khiến các nhà nghiên cứu không gian phải tính toán lại cho các chuyến du hành liên hành tinh, xây dựng căn cứ bên ngoài vũ trụ... mà họ đã dự tính trong thời gian qua. Vì rõ ràng một chuyến đi dài có thể giết chết các phi hành gia. Cơ chế của việc hủy hồng cầu nhanh chóng này hiện vẫn chưa rõ ràng.

Khi-den-hanh-tinh-khac-mau-cua-con-nguoi-se-mat-mau-8

Tuy nhiên, ngoài cung cấp cơ sở để tính toán lại việc chăm sóc sức khỏe cho các phi hành gia (chế độ ăn uống phù hợp, theo dõi sức khỏe, hạn chế tác động của các yếu tố vũ trụ), phát hiện mới này có thể cung cấp con đường mới để can thiệp cho các bệnh nhân thiếu máu thông thường ở Trái đất.

Ở một diễn biến khác, giới nghiên cứu cũng từng đưa ra những giả thuyết về biến đổi sau đó:

- Sao Hỏa là hành tinh được nhân loại đạt nhiều hy vọng nhất cho việc di cư trong tương lai. Nếu con người chuyển lên sống ở sao Hỏa, có thể sẽ hơn, cơ thể chắc chắn hơn bù đắp cho trọng lực kém. Bên cạnh đó sẽ có đôi mắt to để tầm nhìn tốt hơn khi Mặt trời ở quá xa. Sắc tố chủ đạo trên cơ thể người sẽ chuyển melanin sang carotenoid (tạo màu cà rốt, cà chua và cam). Vì vậy làn da có thể sẽ có màu da cam.

- Sao Mộc là hành tinh có bề mặt là một tầng đại dương được tạo thành từ hydro thay vì nước. Nếu đi xuyên qua bầu khí quyển của nó đến những phần sâu hơn, khí sẽ trở nên đặc cho đến khi chuyển thành chất lỏng. Với những điều kiện khắc nghiệt như vậy, con người muốn tồn tại ở sao Mộc buộc phải bắt chước những sinh vật sống ở tầng nước sâu. Chúng ta sẽ giống như những động vật có đôi chân nhỏ và lớp vỏ cứng để bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ của sao Mộc.

Khi-den-hanh-tinh-khac-mau-cua-con-nguoi-se-mat-mau-4

- Bề mặt sao Thổ cũng gồm Hydro và Heli, không có đất, không có gió. Tuy nhiên, phía bên trong nó cô đặt hơn và nhỏ hơn sao Mộc rất nhiều. Những vành đai mang tính biểu tượng của nó tạo thành từ vô số hạt băng, vì vậy không thứ gì có thể sống trên hành tinh này. Cách duy nhất để di chuyển bên trong lớp sương dày đặc của sao Thổ là bay lượn xung quanh như một con sứa. Cơ thể con người sẽ không có khung xương để bị đè bẹp bởi áp lực.

- Sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất nên có nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt, chừng 430°C vào ban ngày và -180°C vào ban đêm. Hành tinh này cũng thường xuyên xảy ra mưa thiên thạch và động đất. Nơi đây không có bầu không khí để thở. Vì thế, để sống ở sao Thủy, cơ thể cần làm bằng thứ gì đó tương tự kim loại chịu được lửa. Không cần hệ hô hấp, vì vậy, con người không có mũi. Đôi mắt cũng sẽ giống như một chiếc kính râm dày để bảo vệ chúng khỏi ánh sáng Mặt trời.

- Sao Kim thậm chí còn khó sống hơn sao Thủy. Nhiệt độ ở đây khoảng 471°C, bầu không khí cực kỳ dày, tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Bề mặt hành tinh rất khô, có rất nhiều thiên tai như núi lửa phun trào, gió bão và sấm chớp. Thứ duy nhất có thể sống ở sao Kim chính là vi khuẩn. 

Xem thêm: Tỷ phú Elon Musk kêu gọi nhân loại có lối sống "đa hành tinh" để thoát khỏi cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận