Trái đất đã phát triển theo cách không giống ai, là một hành tinh "đột biến"?
Các nhà nghiên cứu mới chỉ tìm ra các hành tinh có đặc điểm giống Trái đất chứ chưa tìm ra cái nào giống hoàn toàn về mọi mặt. Vậy, liệu Trái đất có phải là một hành tinh "đột biến" không?
Một bài báo từ Chương trình thám hiểm ngoại hành tinh của NASA đã phân tích xem có phải chúng ta đến giờ vẫn "cô đơn" có phải vì Trái đất là một hành tinh dị biệt, đã phát triển theo một cách chẳng giống ai giữa các hành tinh trong vũ trụ?
Theo như công bố từ NASA và nhiều nhóm nghiên cứu thiên văn khác về hành tinh (hành tinh ngoài hệ Mặt trời), chúng dường như được hình theo một quy luật nhất định: các Sao Mộc nóng, các siêu Trái đất cực lạnh, các tiểu Hải Vương Tinh... Có nhiều cái giống Trái đất ở nhiều mặt nhưng giống hoàn toàn để chắc chắn 100% sống được thì chưa.
Tờ SciTech Daily dẫn lời tiến sĩ Jessie Christiansen từ Viện Khoa học Ngoại hành tinh của NASA: "Các hệ hành tinh mà chúng ta đang tìm thấy không giống như hệ Mặt Trời của chúng ta. Quan trọng là hệ Mặt Trời của chúng ta có khác biệt không?".
Theo NASA, cũng có khả năng chúng ta không phải một dạng hành tinh "đột biến" nên may mắn có sự sống, mà có thể do các phương tiện khoa học hiện đại đã bỏ sót các hành tinh thực sự giống Trái đất. Là một cơ quan vũ trụ đi đầu trong cuộc săn ngoại hành tinh nhưng NASA thừa nhận những khiếm khuyết của các "thợ săn ngoại hành tinh" tối tân của mình.
Đơn cử như phương pháp "dao động" hay gọi là "vận tốc xuyên tâm", phổ biến nhất để tìm kiếm ngoại hành tinh còn nhiều hạn chế. Khó mà có thể nhìn thấy ngoại hành tinh trực tiếp, nên các nhà khoa học đã nhìn bằng cách đo đạc những lực vô hình kéo lệch ngôi sao mẹ, từ đó tính toàn về thứ đang quay quanh nó.
Nhưng hành tinh càng to, lực kéo càng lớn. Vì thế, hầu hết hành tinh tìm thấy theo cách này đều lớn hơn Trái đất.
Còn phương pháp "quá cảnh" - nôm na là đo đạc sự thay đổi độ sáng của sao mẹ khi ngoại hành tinh quay quanh nó - thì dường như nó chỉ tìm thấy chủ yếu là những hành tinh thường xuyên đi qua sao mẹ. Nhưng những hành tinh chỉ có quỹ đạo vài giờ, vào ngày hay vài chục ngày này thì lại quá gần sao mẹ nên thường quá nóng.
Vì vậy, NASA cho biết để có thể tìm ra bản sao Trái đất, họ đang nhắm tới các "thợ săn ngoại hành tinh" mới có khả năng kiểm tra bầu khí quyển để tìm dấu hiệu của oxy, metan hoặc carbon dioxide. James Webb vừa bay lên vũ trụ có thể đáp ứng được phần nào kỳ vọng đó.
Cũng liên quan đến Trái đất, mới đây, các nhà khoa học Úc vừa đưa ra lời giải thích gây sốc về "vùng vận tốc cực thấp" bên trong lòng Trái đất - một thế giới khác với đại dương magma khổng lồ, tạo nên từ một hành tinh giống Sao Hỏa.
Vùng vận tốc cực thấp (ULVZ) là một khu vực kỳ lạ sâu bên trong lòng Trái đất, gần lõi, nơi các sóng địa chấn chậm lại khó hiểu khi đi qua. Các nhà khoa học hành tinh đã cố lý giải nó là cái gì trong nhiều năm.
Nhà địa chấn học Surya Pachhai từ Đại học Quốc gia Úc, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, mô hình mới của họ cho thấy ULVZ có thể được tạo thành bởi một vùng không đồng nhất về mặt hóa học so với các phần khác của vùng gần lõi, có nguồn gốc từ thời kỳ đầu trong lịch sử Trái đất.
Theo Science Alert, đó là vụ va chạm giữa Trái đất với hành tinh giả thuyết Theia, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy nó có thật. Theia với kích cỡ nnag cỡ sao Hỏa, đã va chạm mạnh với Trái đất sơ khai rồi hòa trộn vật liệu vào Trái đất. Một ít vật bắn ra từ vụ nổ bay lên quỹ đạo Trái đất, qua năm tháng tích tụ thành Mặt trăng.
Trong nghiên cứu mới, nhóm tác giả đã chạy hàng trăm mô phỏng máy tính, sử dụng quy trình gọi là "đảo ngược Bayes" để tìm lại phần lịch sử đã mất, sau đó đối chiếu với dữ liệu thực tế được chụp từ bên dưới Biển San Hô giữa Úc và New Zealand.
Sau nghiên cứu, họ nhận ra, ULVZ có thể là phần vật liệu dị biệt từ hành tinh Theia giả thuyết, chưa được trộn đều với nguyên liệu Trái Đất. Cú va chạm thậm chí tạo thành một đại dương magma nóng chảy với thành phần hóa học khác biệt, sau đó đại dương địa ngục này cũng chìm sâu vào lòng Trái Đất và thành một phần của thế giới ULVZ bí ẩn.
Điều này khá phù hợp với giả thuyết phổ biến trước đó là ULVZ là magma nóng chảy do một số khu vực của lớp phủ bị tan chảy khó hiểu.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận