Con đường vượt lên nghịch cảnh và câu chuyện truyền cảm hứng của tỷ phú công nghệ gốc Do Thái Jan Koum

Trước khi trở thành tỷ phú công nghệ, Jan Koum từng là trẻ mồ côi, sống bằng trợ cấp, nhận xuất ăn miễn phí và sử dụng nhà tắm công cộng.

Đỗ Thu Nga
16:00 17/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Jan Koum là một lập trình viên máy tính người Mỹ gốc Ukraine. Ông là người đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của WhatsApp - ứng dụng nhắn tin di động miễn phí được Facebook Inc mua lại vào tháng 2/2014 với giá 19,3 tỷ USD.

Từ cậu học sinh cá biệt đam mê công nghệ...

Jan Koum là người gốc Do Thái, sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng nhỏ ở bên ngoài Kiev, Ukraina. Mẹ Jan Koum là 1 bà nội trợ, còn bố làm quản lý xây dựng bệnh viện, trường học. Gia đình Jan Koum nghèo đến mức không có nước nóng để tắm dù mùa đông ở vùng quê này vô cùng lạnh giá.

Trong một bài phỏng vấn, Jan Koum kể: "Bạn thử tưởng tượng, giữa mùa đông giá lạnh ở Ukraine, nhiệt độ - 20 độc C mà lũ trẻ chúng tôi phải cuốc bộ tới bãi đỗ xe ô tô gần trường để sử dụng nhà tắm công cộng".

Jan Koum đã trải qua tuổi thơ không mấy êm đềm, nó chứa đầy đầy vất vả, thiếu thốn. Đến năm 16 tuổi, ông di cư sang Mỹ cùng mẹ và bà ngoại để chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn chính trị và đàn áp tôn giáo.

Những ngày đầu sang mỹ, họ sống vô cùng khó khăn. Họ phải xếp hàng nhận xuất ăn miễn phí và sống qua ngày bằng việc sử dụng tem phiếu thực phẩm. 

Mẹ ông làm nghề giữ trẻ tại bang California. Lúc đó, ông vừa đi học vừa đi làm ở một cửa hàng tạp hóa với công việc lau rửa sàn nhà. Còn cha ông vẫn ở lại quê và hy vọng sẽ được đoàn tụ với hai mẹ con khi mọi thứ đã ổn định.

jan-koum-tu-hoc-sinh-ca-biet-den-ty-phu-cong-nghe-0
Jan Koum - đồng sáng lập WhatsApp

Tuy nhiên, cha Jan Koum không may mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời 5 năm sau đó. Đau đớn hơn, mẹ của Jan Koum cũng được chẩn đoán ung thư và qua đời sau cha ông 3 năm.

Thiếu đi tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, Jan Koum có thời gian rơi vào tình trạng nổi loạn, gặp rắc rối nghiêm trọng ở trường học. Dần dà ông không thích trường học và những mối quan hệ "nông cạn" xung quanh. 

Năm 18 tuổi, Jan Koum trở thành thành phần cá biệt ở trường và bị bạn bè xa lánh. Ông còn suýt trượt tốt nghiệp vì học hành chểnh mảng. Song ông lại có niềm đam mê mãnh liệt với máy tính.

Hằng ngày, Jan Koum làm bạn với chiếc máy tính cũ ở hiệu sách. Ông tự học IT và mạng máy tính bằng cách mua sách ở cửa hàng sách cũ. Thời gian rảnh rỗi, ông tham gia một nhóm hacker và lân la vào thế giới mạng, làm quen với các nhân vật nổi tiếng như đồng sáng lập Napster.

Khi học đại học, ông làm thêm cho hãng Ernst & Young với vị trí nhân viên kiểm tra lỗ hổng bảo mật. Công việc của ông có liên quan đến giám sát hệ thống quảng cáo của Yahoo và đây là cơ duyên để Koum gia nhập tập đoàn Internet khổng lồ này sau đó. 

Năm 1997, ông có dịp gặp gỡ một nhân viên của Yahoo là Brian Acton. Sáu tháng sau, Acton đã giúp Koum trở thành nhân viên an ninh tại Yahoo. Brian Acton. Sáu tháng sau, Acton đã giúp Koum trở thành nhân viên an ninh tại Yahoo. 

Lúc này ông có cơ hội tham gia vào đội hacker đặc biệt chuyên tập trung vào vấn đề an ninh có mật danh là "w00w00". Jan Koum đã làm việc cho Yahoo trong vòng 9 năm và dân bước lên vị trí quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Đến năm 2007, ông và Acton quyết định nghỉ việc. Thời gian này ông đi du lịch khắp Nam Mỹ để tìm kiếm cảm hứng. Và khi trở về, hai người cùng nộp đơn xin ứng tuyển vào Facebook. Song cả hai bị đánh trượt.

... Đến vị tỷ phú truyền cảm hứng 

Vào tháng 1/2009, khi một chiếc iPhone, Jan Koun nhận ra rằng, kho ứng dụng App Store có thể mở ra cả một ngành công nghiệp ứng dụng. Lúc này, ông đã cùng người bạn  Alex Fishman ngồi hàng giờ để lên ý tưởng phát triển ứng dụng mới.

Đến tháng 4/2009, Jan Koum quyết định thành lập công ty WhatsApp Inc. - với ứng dụng tin nhắn miễn phí dành cho di động  WhatsApp. Khi mới triển khai ứng dụng chỉ có vài trăm người tải nó về dùng, đó chủ yếu là bạn bè của Fishman ở Nga.

Tuy nhiên trong thời gian đó, ứng dụng di động này gần như là duy nhất cho phép người dùng sử dụng số điện thoại của mình để nhắn tin miễn phí. Ứng dụng này khác với Skype, nó không quản lý tài khoản bằng mật khẩu mà thực hiện bằng cách nhận dạng số điện thoại người dùng.

jan-koum-tu-hoc-sinh-ca-biet-den-ty-phu-cong-nghe-8
WhatsApp đã đem lại thành công cho Koum

Không lâu sau đó, WhatsApp nhanh chóng thu hút hàng trăm nghìn người dùng tại Đông Âu và cả ở Mỹ. Brian Action gia nhập ban quản trị 9 tháng sau khi thành lập. Cả hai thu hút được 250.000 USD trong lần huy động vốn đầu tiên từ 5 người bạn ở công ty cũ.

Đến cuối năm 2009, WhatsApp quyết định thu phí, bằng cách định kỳ thay đổi trạng thái ứng dụng từ "miễn phí" sang "thu phí" và kiếm khoảng 5.000 USD mỗi tháng. Bên cạnh đó họ nâng cấp ứng dụng cho iPhone với chức năng gửi ảnh. Ứng dụng nhanh chóng được người dùng Apple ưa chuộng dù bị thu phí 1 USD. So với việc nhắn SMS thì WhatsApp rẻ hơn mà còn gửi được tin nhắn quốc tế.

Năm 2014, WhatsApp có hơn 450 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng. Và con số này tăng trưởng nhanh hơn bất cứ công ty nào khác trong lịch sử công nghệ.

Chỉ với 32 kỹ sư, một nhà phát triển của WhatsApp sẽ phải hỗ trợ tới 14 triệu người dùng thường xuyên, một tỷ lệ chưa từng nghe nói đến trong ngành công nghệ. (Ekip hỗ trợ kỹ thuật của WhatsApp thậm chí còn ít người hơn). Đội ngũ này vẫn thành công trong việc duy trì dịch vụ đáng tin cậy, xử lý tới 50 tỷ tin nhắn mỗi ngày trên 7 nền tảng khác nhau.

Hiện Jan Koum vẫn trưng bày một tờ ghi chú từ Brian trên bàn làm việc với dòng chữ: "Không quảng cáo! Không game! Không màu mè!". Nó giống một lời nhắc nhở về lời cam kết của họ rằng chỉ tập trung vào việc xây dựng trải nghiệm nhắn tin thuần túy. 

jan-koum-tu-hoc-sinh-ca-biet-den-ty-phu-cong-nghe
"Giáo dục chính quy giúp bạn kiếm sống nhưng tự học mới là điều giúp bạn làm giàu"

Không ai tin được,  WhatsApp đạt được tất cả những thành tựu này mà không phải chi lấy một đồng cho marketing. WhatsApp không tuyển cả nhân viên PR hay tiếp thị.

Mọi chuyện dần thay đổi khi ứng dụng này lọt danh sách Top 20 ứng dụng phổ biến nhất trên Apple Store năm 2011. Đến tháng 2/2013, cả hai quyết định tổ chức gọi vốn lần 2 trong bí mật và có nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 50 triệu USD, nâng giá trị WhatsApp lên 1,5 tỷ USD.

Đến năm 2012, WhatsApp lọt vào tầm ngắm của Facebook. CEO Mark Zuckerberg đã gọi điện thoại cho Koum. Hai người này vẫn giữ liên lạc với nhau. Họ thường xuyên uống cà phê, leo núi, trò chuyện với nhau.

Đến tháng 2/2014, Zuckerberg mời Koum ăn tối và đưa ra đề nghị mua lại WhatsApp ngay trên bàn ăn. Facebook đã định giá và tiến hành thu mua WhatsApp với tổng giá trị hợp đồng lên đến 19 tỷ USD.

Khi đó, Jan Koum sở hữu 45% cổ phần trong công ty, còn người đồng sáng lập còn lại Brian Acton nắm hơn 20%. Sau thương vụ với Facebook, theo Forbes, Koum sở hữu khối tài sản khoảng 6,8 tỷ USD, còn Acton có ít nhất 3 tỷ USD. 

Tính đến năm 2017, WhatsApp có 1,3 tỷ người dùng hàng tháng và Jan đã trở thành một trong những tỷ phú công nghệ truyền cảm hứng nhất nước Mỹ. 

Vào năm 2014, Koum lọt vào danh sách 400 người Mỹ giàu nhất của Forbes ở vị trí thứ 62, với tài sản ròng ước tính 7,5 tỷ USD, là người mới được xếp hạng cao nhất trong danh sách năm đó. Tính đến tháng 8/2020, tài sản ròng của ông ước tính là 10 tỷ đô USD.

Mặc dù ngày càng giàu có nhưng ông vẫn giữ cuộc sống mộc mạc nguyên bản như trước của mình. Ông từng thừa nhận, việc bán WhatsApp cho Facebook chỉ thay đổi 10% cuộc sống của mình. Vị doanh nhân nói vẫn sống trong căn nhà trước giờ và bạn bè vẫn không có gì thay đổi.

Một trong những đam mê của Koum là tình yêu dành cho những chiếc Porsche. "Với tôi, một chiếc Porche luôn đại diện cho thành công. Và khao khát sở hữu một chiếc xe như thế là động lực lớn để học hỏi và làm việc chăm chỉ hơn", ông tâm sự.

Sự thật mất lòng: Không phải ai bỏ học cũng thành tỷ phú như Bill Gates, tri thức mới là sức mạnh

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận