Hoa chi pâu phủ tím, biến "nóc nhà Yên Bái" trở thành chốn thần tiên đẹp lịm tim

Hoa chi pâu đã vào mùa, làm bừng sáng cả một triền núi trên đỉnh Tà Chì Nhù - "nóc nhà Yên Bái". Nhìn từ trên cao xuống, nhìn từ xa lại, nơi đây đẹp tự chốn thần tiên.

Đỗ Thu Nga
10:05 08/09/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dọc vùng núi Tây Bắc luôn làm dân mê du lịch đắm say bởi những "đặc sản" gây thương nhớ, nhất là các loài hoa. Ở Mộc Châu rực rỡ từ mùa hoa mận, hoa đào đến mùa hoa cải; ở Hà Giang "trải thảm" mềm mượt với mùa hoa tam giác mạch... 

Thiên nhiên ưu đãi cho mỗi vùng một "đặc sản" khác nhau. Và tầm này, khi mùa thu về, nếu đến Yên Bái, du khách sẽ được thả mình vào "biển hoa" tím lịm mang tên - hoa chi pâu. 

Nguồn gốc cái tên "hoa chi pâu"

Hoa chi pâu bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội, google tìm kiếm từ tháng 11/2018. Khi đó, nhiều trang mạng xã hội rần rần chia sẻ hình ảnh các loại hoa Việt Nam.

Hoa-chi-pau-Yen-Bai-va-su-that-it-nguoi-biet

Hình ảnh thảm hoa màu tím trải dài bất tận, đẹp chẳng kém gì đồng oải hương nước Pháp được chú nhất. Nếu không đọc mô tả thì ai cũng nghĩ, ắt hẳn đó là vùng đất ở trời Âu. 

Nhưng sự thật, đây là thảm hoa mọc ở những triền dốc trên con đường lên đỉnh núi cao thứ 7 Việt Nam là Phú Lương 2979m, hay còn được gọi bằng cái tên quen thuộc là Tà Chì Nhù (Trạm Tấu, Yên Bái).

Hoa-chi-pau-Yen-Bai-va-su-that-it-nguoi-biet-8

Loài hoa này có tên "hoa chi pâu". Chắc hẳn các bạn nghe sẽ thấy rất lạ lẫm? Và tin chắc rằng, hiếm ai ngờ được ý nghĩa của nó. 

Có khá nhiều câu chuyện về "sự tích hoa chi pâu" được chia sẻ trên mạng, song vẫn chưa có ai xác định về sự thật của những câu chuyện này. Thậm chí có người còn cho rằng, đó chỉ là một nguồn gốc do vị khách du lịch vui tính nào đó "sáng tác" ra mà thôi.

Hoa-chi-pau-Yen-Bai-va-su-that-it-nguoi-biet-6

Theo bật mí từ dân "phượt thủ" và những người thường xuyên đến Tây Bắc, khi nói chuyện với đồng bào người Mông ở đây, hỏi rằng, loài hoa này có tên gì thì nhận được câu trả lời: "Chi pâu". 

Nghe vậy, có lẽ nhiều người sẽ hiểu rằng, hoa này tên là chi pâu. Thế rồi, họ đem cái tên đó lan truyền trên cõi mạng.

Hoa-chi-pau-Yen-Bai-va-su-that-it-nguoi-biet-7

Thế nhưng, sự thật lại rất bất ngờ, câu trả lời của đồng bào Mông là "không biết tên nó là gì, "chi pâu" trong tiếng của người Mông có nghĩa là... "không biết". Như vậy thì hoa Chi Pâu thật ra chỉ là một cái tên bắt nguồn từ Cũng có một số nguồn cho rằng vì không biết loài hoa này tên gì nên đồng bào người Mông đã tự đặt tên luôn là Chi Pâu, có nghĩa là "không biết".

Không để loài hoa xinh đẹp này bị gọi với cái tên "chi pâu", anh Mạnh Chiến, Nguyễn Trọng Cung và các thành viên hội đam mê leo núi đã cùng tìm hiểu khắp nơi để tìm được cái tên thật sự của loài hoa này.

Hoa-chi-pau-Yen-Bai-va-su-that-it-nguoi-biet-5

Theo tìm hiểu, loài hoa này có tên chính xác là Swertia hoặc cỏ Mật Rồng hay Đại Tử Đương Dược (nghĩa là cây thảo dược có hạt lớn), là một chi thuộc họ Long đởm thảo-Gentianaceae. Loài hoa này được miêu tả lần đầu tiên vào năm 1883, là một loại thuốc dân gian truyền thống ở vùng Tây Tạng, Vân Nam và Quý Châu (Trung Quốc). 

Ở Việt Nam, loài hoa này có mặt khá nhiều ở vùng núi phía Bắc. Tại Tà Chì Nhù, do mọc nhiều, vào mùa hoa nở tạo nên một thảm thực vật màu tím vô cùng đẹp mắt nên đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người. 

Hoa-chi-pau-Yen-Bai-va-su-that-it-nguoi-biet-4

Dù cái tên "hoa chi pâu" bắt nguồn từ sự nhầm lẫn nhưng cho đến nay vẫn rất nhiều người quen gọi nó là như vậy. Dù có là Đại Tử Đương Dược, cỏ Mật Rồng hay Chi Pâu đi chăng nữa, loài hoa này vẫn đã và đang nhận được sự yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là các tín đồ du lịch. 

Vẻ đẹp của "hoa chi pâu" chẳng kém cạnh gì oải hương ở trời Tây

Được ví von là “nóc nhà Yên Bái’, Tà Chì Nhù với độ cao 2979m so với mực nước biển, đứng thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Địa điểm này từ lâu đã là tọa độ quen thuộc của những tâm hồn đam mê leo núi, thích săn mây, những năm gần đây lại càng được săn đón bởi cảnh đẹp nên thơ bạt ngàn sắc tím của hoa chi pâu.

Cứ độ cuối thu, từ tháng 9 đến tháng 10, 11 hàng năm, trên khắp các dải đồi, triền núi ở Tà Chì Nhù lại bừng lên sắc tím của loài hoa dại này.

Hoa-chi-pau-Yen-Bai-va-su-that-it-nguoi-biet-9

Hoa chi pâu kết thành những chùm nhỏ li ti không đậm màu như oải hương mà phảng phất sắc trắng mong manh, tinh khiết. Những mảng hoa nở rộ trên các triền núi, khi thì lấp lánh dưới ánh nắng trông như một khu vườn cổ tích trên thiên đường, khi lại mờ ảo dưới làn mây mờ lãng đãng mê hoặc như trong một giấc mơ.

Hoa-chi-pau-Yen-Bai-va-su-that-it-nguoi-biet-3

Như nhiều người vẫn thường nói, thứ gì đẹp thì lại càng khó nắm bắt, và cảnh đẹp tự chốn thần tiên này cũng vậy. Trước khi chạm tay vào những cánh hoa mỏng manh, thả hồn theo cánh đồng tím ở Tà Chì Nhù, du khách cần phải chinh phục một đoạn đường địa hình rừng núi phức tạp, gồm nhiều dốc cao cùng khí hậu khắc nghiệt của dãy Hoàng Liên Sơn.

Hoa-chi-pau-Yen-Bai-va-su-that-it-nguoi-biet-2

Chính vì vậy, nếu muốn có được những khoảnh khắc đáng nhớ với cánh đồng hoa chi pâu ở Tà Chì Nhù, du khách cần phải chuẩn bị một thể lực tốt cũng như tinh thần không bỏ cuộc.

Đáp lại sự kiên trì và nỗ lực vượt dốc, vực thẳm, đứng trước khung cảnh rộng mở, trên là trời cao ngút, dưới chân là thảm hoa xinh đẹp, bao vất vả trên hành trình chinh phục Tà Chì Nhì như được đền đáp một cách đầy thỏa đáng. Chốn không gian yên bình thơ mộng không vướng chút khói bụi thành phố khiến những muộn phiền dường như cũng đã trôi theo bao giọt mồ hôi rơi xuống tại đây.

Hoa-chi-pau-Yen-Bai-va-su-that-it-nguoi-biet-1

“Săn” hoa chi pâu trên đỉnh Tà Chì Nhù không chỉ là để lưu giữ những bức ảnh đẹp mà còn là hành trình thử thách trí lực, trải nghiệm vô cùng ý nghĩa cho một thời tuổi trẻ đáng nhớ.

Xem thêm: Về xứ Huế mộng mơ chiêm báo quốc tự Báo Quốc - nơi in dấu huyền tích lạ về "giếng cấm" Hàm Long

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận