Về xứ Huế mộng mơ chiêm báo quốc tự Báo Quốc - nơi in dấu huyền tích lạ về "giếng cấm" Hàm Long

Không quá nguy nga, đồ sộ nhưng kiến trúc và không gian tĩnh mặc, hoài cổ ở quốc tự Báo Quốc vẫn đủ sức lôi cuốn du khách, trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến đất cố đô.

Đỗ Thu Nga
10:05 06/09/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) là vùng đất của những công trình kiến trúc cổ từ nhiều năm trước. Có thể nói, dọc khắp các con phố, ngõ hẻm ở Huế đều có những địa điểm mang đậm giá trị văn hóa và gắn liền với nhiều câu chuyện xưa thú vị. 

Một trong những địa điểm ít được nhắc đến nhưng không kém phần uy nghi, trầm mặc, gợi nhớ về hình ảnh của đất nước trong những năm tháng phong kiến, đó là quốc tự Báo Quốc (chùa Báo Quốc). Ngôi cổ tự này tọa lạc trên đồi Hàm Long, nằm ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, TP Huế.

Quoc-tu-Bao-Quoc-co-gi-dac-biet-thu-hut-du-khach-gan-xa-8

Chùa Báo Quốc xuất phát từ một am thảo được khai sơn vào cuối thế kỷ XVI, sau được xây dựng thành chùa lấy tên theo ngọn núi ở nơi đây, được đặt là Hàm Long Thiên Thọ Tự (gọi tắt là chùa Hàm Long). 

Chùa được xây dựng theo hình chữ Khẩu, do Hòa Thượng Giác Phong ( người Quảng Đông, Trung Quốc) khai sơn vào thế kỷ 17, vào thời kỳ vua Lê Dụ Tông. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển “ Sắc Tứ Báo Quốc Tự” có ghi dòng chữ: “ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề”.

Quoc-tu-Bao-Quoc-co-gi-dac-biet-thu-hut-du-khach-gan-xa-7

năm 1808, Hoàng hậu Hiếu Khương, vua Gia Long đã cho trùng tu, tái thiết chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung nặng 826 cân, cao 1,4m, đường kính 1,2m, đổi tên chùa là Hàm Long Thiên Thọ tự, sau này vì lăng Gia Long có tên là Thiên Thọ Lăng nên Vua Minh Mạng đã đổi lại tên như cũ. Năm 1824 vua Minh Mạng cho trùng tu, năm 1858 vua Tự Đức đã góp phần tôn tạo lại ngôi chùa.

Đây là ngôi chùa thuộc hệ Bắc tông với diện tích khuôn viên rộng 2ha. Điểm gây ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến ngôi cổ tự này chính là dãy bậc thang cao dẫn đến cổng Tam Quan đồ sộ, được phủ màu rêu phong.

Quoc-tu-Bao-Quoc-co-gi-dac-biet-thu-hut-du-khach-gan-xa-6

Bước qua chiếc cổng cổ kính sẽ hiện ra trước mắt là khuôn viên tĩnh lặng với vườn cây xanh mát bao quanh. Các công trình chánh điện, tòa nhà khách và tăng xá tạo thành một dãy nhà khép kín hình vuông, lẩn khuất sau những hàng cây cổ thụ trăm tuổi càng tăng thêm màu sắc cổ xưa, giúp nơi đây như tách biệt với thế giới hiện đại bên ngoài.

Bên cạnh cảnh sắc tĩnh mặc, hoài cổ của kiến trúc chùa cổ, quốc tự Báo Quốc còn thu hút du khách bởi huyền tích lạ về chiếc giếng Hàm Long mang đậm dấu ấn lịch sử. 

Quoc-tu-Bao-Quoc-co-gi-dac-biet-thu-hut-du-khach-gan-xa-5

Theo truyền thuyết người xưa kể lại, khi vua Nguyễn từ Bắc vào Huế (xứ Thuận Hóa) định đô thì nhiều đêm liên tiếp có 1 con rồng gây ra mưa gió quấy nhiễu, vua bèn sai thầy địa xem phong thủy thì thấy trước mặt Kinh thành có 1 dãy núi thiêng với nhiều long mạch.

Quoc-tu-Bao-Quoc-co-gi-dac-biet-thu-hut-du-khach-gan-xa

Để chế ngự con rồng này cần phải mời bậc cao nhân về yểm long mạch. Sau khi mời các thầy về yểm tại nhiều điểm, quả nhiên sau đó không còn rồng quấy phá vua nữa. Từ đó, dãy núi đó được đặt tên là Bình An Sơn.

Hiện vẫn còn hàng chục ngôi chùa được tại núi này. Điểm khởi đầu của các chùa là quốc tự Báo Quốc do thiền sư Giác Phong dựng lên vào cuối thế kỷ XVII. Khi thiền sư đến lập chùa đã có đào 1 cái giếng để lấy nước ngay dưới chân núi. Bỗng từ dưới giếng có mạch nước ngọt tỏa mùi thơm ngát phun ra liên tục như miệng con rồng phun nước nên đặt là giếng Hàm Long. Một sự tích khác là khi đào đúng viên đá dẫn lộ xuống mạch nước ngầm, vì đá quá giống miệng con rồng nên đặt tên Hàm Long.

Quoc-tu-Bao-Quoc-co-gi-dac-biet-thu-hut-du-khach-gan-xa-0

Cùng với năm tháng, chùa Báo Quốc vẫn tồn tại vững chãi, không chỉ là nơi tu tập tâm linh mà còn trở thành một thắng cảnh lưu giữ những giá trị của văn hóa và lịch sử. Không quá nguy nga, đồ sộ nhưng kiến trúc và không gian tĩnh mặc, hoài cổ của ngôi chùa vẫn đủ sức lôi cuốn để trở thành một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Huế, đặc biệt là với những ai yêu thích khám phá những di tích cổ ở đất cố đô. 

Xem thêm: Hành hương về "miền đất Phật" Quảng Ninh chiêm bái quần thể tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận