Hình tượng văn học không chỉ là thế giới sống mà còn là thế giới biết nói

Dưới đây là gợi ý cách làm đề lý luận văn học: "Hình tượng văn học không chỉ là thế giới sống mà còn là thế giới biết nói".

Đỗ Thu Nga
12:00 10/09/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Hình tượng văn học là hiện thực đời sống được miêu tả, tái hiện một cách sáng tạo trong tác phẩm, bao gồm: một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên, một cảnh sinh hoạt, một cánh lao động sanh xuất và chiến đấu, hình tượng quan trọng nhất là nhân vật con người. Có thể nói hình tượng văn học là máu thịt và linh hồn của văn học, được xây dụng bằng chất liệu đặc biệt- ngôn từ

2. Hình tượng văn học là một thế giới sống:

- Bởi được xây dựng bằng ngôn từ nên hình tượng văn học là một thực thể tinh thần,nó "phi vật thể", có khả năng thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của thế giới hiện thực để trở thành bộ "bách khoa toàn thư" về cuộc sống.

- Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống qua những chi tiết nghệ thuật (chi tiết nghề nghiệp, chi tiết tiểu sử, chi tiết ngoại hình hay nội tâm con người, chí tiết môi trường, sự kiện, ngoại cảnh...). Thông qua việc tổ chức các chi tiết nghệ thuật một cách đặc biệt, nhà văn tái hiện cuộc sống, làm cho con người và cảnh vật trong văn học trở nên có màu sắc, hình khối, âm thanh, hương vị, biết cựa quậy, vận động y như thật. Tiếp xúc với tác phẩm văn học ta như được gặp gỡ với bao con người, bao số phận, bao gương mặt, tính cách riêng; bao cảnh sắc quen thuộc... Cho nên đến văn học ta như được sống lại, được chứng kiến cuộc sống trong tác phẩm và hình tượng của tác phẩm để lại trong ta những ấn tượng khó phai mờ về tính cách, số phận của một con người, về những sự việc, hiện tượng hay hành vi, lời nó cụ thể.

hinh-tuong-van-hoc-khong-chi-la-the-gioi-song-ma-con-la-the-gioi-biet-noi-h

3. Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà còn là một thế giới biết nội". Hình tượng văn học là một thế giới "biết nói"

- Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên mà có chọn lục, sáng tạo thông qua lãng kính- tài năng của người nghệ sĩ, sao cho hình tượng Ay vừa có nét cụ thể, cá biệt, vừa mang tính phổ quát (hình tượng điển hình), làm bộc lộ bản chất của một loại người, một quan điểm, lối sống...để từ đó đem lại cho người đọc một nhận thức. Nói như Nguyễn Đình Thi: "Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh."

- Hình tượng văn học được miêu tả, tái hiện, bao giờ cũng chứa đựng: Điều mới mẻ mà nghệ sĩ gửi gắm. Đó là cách cảm nhận, thể hiện của người nghệ sĩ về hiện thực cuộc sống.

Qua cách cảm nhận, thể hiện ấy, người nghệ sĩ còn đem đến cho chúng ta những nhận thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Những rung động trước cái đẹp, những suy ngẫm về cuộc đời qua một bài học luân lí hay một triết lí cuộc đời, những vui buồn, yêu ghét, xấu xa, tội lỗi, cao thượng, thấp hèn, hạnh phúc, bi kịch của đời người.

Điều mới mẻ ấy có khả năng chiếu tỏa lên cuộc đời ta, soi rọi vào tận ngõ ngách bóng tối tâm hồn ta, làm thay đổi hẳn cách nhìn, cách nghĩ, cách sống: "Những nghệ sĩ lớn đem đến cho ta cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn".

+ Qua hình tượng, nghệ sĩ còn gửi "một lá thư, một lời nhắn nhủ": Đó là sự sống, là tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mà người nghệ sĩ muốn truyền đến người đọc. Bắt rễ ở đời sống thường ngày của con người nhưng tác phẩm nghệ thuật không dứng ngoài để trỏ vẽ mà vào đốt lửa trong lòng chúng ta, mở rộng tâm hồn ta, kín đáo nhắn với ta một lời khuyên, vạch cho ta một hướng đi, bồi dưỡng cho ta một tư tưởng, lối sống, cách ứng xử giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, vạn vật để làm sao cuộc sống con người ngày một văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Đó là chức năng giáo dục và cải tạo xã hội của văn học nghệ thuật.

Tóm lại:  Người đọc đến với tác phẩm văn học không chỉ thưởng thức bức tranh hiện thực mà còn thưởng thức cả nét vẽ, màu sắc, nụ cười, những suy tư, trăn trở của người sáng tạo ấn chứa trong bức tranh. Và tất cả những điều đó, người nghệ sĩ muốn truyền qua người đọc, tìm tiếng nói đồng điệu. Đó là mối quan hệ chặt chẽ, tương tác giữa tác giả tác phẩm- công chúng tiếp nhận nghệ thuật. Đó chính là "thế giới sống- thế giới biết nói" của hình tượng văn học nghệ thuật.

Xem thêm: 11 câu văn đầy tính chiêm nghiệm của Nam Cao có thể vận dụng vào nhiều dạng bài lý luận văn học

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận