Hé lộ sốc về mức lương của thái giám thời phong kiến: Ngoài "lương cứng" còn có thu nhập khác siêu cao

Có thống kê chỉ ra rằng, chỉ tuyên đọc thánh chỉ, thái giám ngày xưa thu về đến 200.000 nhân dân tệ (khoảng gần 700 triệu đồng). Nếu mồm mép, khôn khéo, các khoản thu ngoài nhiều hơn cả quan đại thần.

Đỗ Thu Nga
14:00 25/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong lịch sử Trung Quốc, thái giám đã có từ thời Tây Chu, đường thời gọi là tử nhân hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần. Họ được tuyển vào cung để làm một số công việc như: truyền lệnh của nhà vua đến các quan, canh gác hậu cung, quét dọn phòng ốc, liên lạc giữa các vua và phi tần... 

Đến thời nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống đặt ra cơ cấu Nội thị tỉnh do hoạn quan đảm nhiệm, trông coi các việc nội bộ ở trong cung đình. Hoạn quan ở hai triều Đường, Tống có người trực tiếp thống lĩnh quân đội. Vào thời nhà Minh, đặt ra Thập nhị giám, Tứ ty, Bát cục gọi là Nhị thập tứ nha môn, trông coi về việc phục dịch trong cung đình, mỗi cơ cấu có thái giám trông coi. Đến đời nhà Thanh có Tổng quản thái giám, người đứng đầu thái giám, trực thuộc Nội vụ phủ.

he-lo-so-ve-muc-luong-cua-thai-giam-thoi-phong-kien-6
Thái giám là tầng lớp nô bộc không thể thiếu trong cung

Để bước chân vào "nghề" thái giám, những người đàn ông đều phải trải qua quá trình tịnh thân vô cùng đau đớn và nguy hiểm. Nhưng trên thực tế, tiền đồ của những thái giám này không hề đen tối mà trái lại còn vô cùng xán lạn nếu được chủ tử yêu quý.

Từ thời nhà Tần đến nhà Thanh, thái giám là tầng lớp không thể thiếu trong hậu cung. Những thái giám cỏn con phải chịu nhiều tủi hổ nhưng khi đã leo lên quản sự hoặc tương bậc quan tam phẩm thì cuộc sống lại tràn đầy vinh hoa phú quý. Trong số đó, tiêu biểu phải kể đến đại thái giám đầu tiên xuất hiện ở thời nhà Tần là Triệu Cao. Người này được Tần Thủy Hoàng tín nhiệm và có quyền lực chi phối cả Tần Nhị Thế.

Tương tự, vào cuối thời Minh là Ngụy Trung Hiền, thậm chí hắn còn được gọi là "Cửu Thiên Tuế". Hay thái giám Lý Liên Anh khuynh đảo triều thần dưới thời Từ Hi Thái hậu (nhà Thanh). 

he-lo-so-ve-muc-luong-cua-thai-giam-thoi-phong-kien-0
Ngụy Trung Hiền là tên thái giám khét tiếng thời nhà Minh

Chưa bàn đến các mánh khóe để thăng tiến trong chốn cung đình của các thái giám, ở bài viết này, Sống Đẹp xin chia sẻ câu chuyện về "tiền lương". Giống như các quan lại, người hầu trong cung, thái giám cũng được hưởng lương (bổng lộc) theo tháng, theo năm. Điều này được quy định rất rõ ở các triều đại.

Tại triều nhà Thanh, thái giám được chia thành 20 bậc, càng có phẩm cao thì càng nhiều quyền lợi. Thái giám chia làm 3 loại: Thái giám bình thường, thái giám thủ lĩnh và thái giám tổng quản. 

Thái giám tổng quản có lương 8 lượng bạc (khoảng 14 triệu đồng) và 8 đấu gạo. Thái giám thông thường thì có mức lương 2 lượng bạc (khoảng 3,5 triệu đồng) và 2 đấu gạo. 

Các thái giám ở cấp thấp nhất sẽ vô cùng khó khăn khi phải làm việc nặng nhọc, ăn uống khổ cực và tiền lương cũng rất ít. Nếu không may bị đuổi khỏi hoàng cung thì họ chỉ có 2 lựa chọn duy nhất: Ăn xin sống qua ngày hoặc chết đói.

he-lo-so-ve-muc-luong-cua-thai-giam-thoi-phong-kien
Đây là thái giám thời nhà Thanh

Tuy nhiên, lương bổng không thể nói lên độ giàu có của thái giám. Thu nhập của tầng lớp này còn nằm ở khoản thưởng Tết, thưởng sinh thần, thưởng làm thêm công việc... Và trên thực tế, thái giám là cầu nối giữa vua - phi tử, bởi vậy, hậu cung vô cùng "thoáng tay" thưởng cho thái giám mỗi lần muốn "kết nối". Không ít phi tử sẵn sàng chi hầu bao đá quý, vàng thỏi, thậm chí ngọc ngà để "hối lộ" thái giám - con số này không thể đếm được.

Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành công việc cho chủ tử, thái giám cũng có cơ hội được nhận thưởng là vàng bạc hoặc ngọc ngà. Số lượng khoản thưởng tùy thuộc vào việc thái giám làm và tâm trạng của chủ tử.

Đặc biệt, thái giám chính là người truyền tin của vua đến các đại thần. Vì vậy, mỗi lần di chuyển đi truyền thánh chỉ, tầng lớp này cũng có một nguồn thu nhập ngầm khác. Các quan viên sau khi nhận thánh chỉ đều biếu thái giám tiền trà nước để duy trì mối quan hệ hoặc để dò hỏi thông tin hoặc nhờ họ nói đỡ vài ba câu trước mặt thánh thượng. Số tiền "lót tay" này có thể là cả ngàn lượng bạc, hoặc ít nhất cũng khoảng 40, 50 lượng bạc.

Theo một thống kê, chỉ đọc thánh chỉ, thái giám xưa có thể thu về 200.000 nhân dân tệ (khoảng gần 700 triệu đồng). Và nếu thái giám là người khéo mồm, biết đưa đẩy thì các khoản thu nhập ngoài còn nhiều hơn thế nữa, thậm chí các quan đại thần cũng không thể sánh được.

Vì vậy, dù là tầng lớp nô bộc trong hoàng cung nhưng thái giám thời xưa có rất nhiều cơ hội để "làm giàu" cho bản thân. Thậm chí còn đem lại vinh quang, giàu có cho cả gia tộc. 

Xem thêm: Hoạn quan nào ở thời nhà Thanh còn giàu hơn cả nịnh thần Hòa Thân?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận