Dự báo xu hướng thời tiết dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 năm 2022

Theo cơ quan khí tượng, các khu vực trên cả nước đều có nắng trong dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2022. 

Đỗ Thu Nga
08:24 08/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời tiết dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 năm 2022 thế nào?

Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 năm năm sẽ kéo dài từ ngày 9/4 đến 11/4. Đây là thời điểm người dân nghỉ ngơi sau nhiều tháng làm việc. Đây cũng là thời điểm, người dân trở về đền Hùng dâng hương tưởng nhớ các vị vua Hùng đã có công dựng nước.

Để thuận lợi cho các chuyến đi, thời thiết là vấn đề được quan tâm nhất. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dịp Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 năm nay, các khu vực trên cả nước đều có nắng.

Cụ thể, khu vực Bắc Bộ ít mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù. Khu Tây Bắc ngày và đêm 11/4 có mưa dông.

Nhiệt độ dao động 19-31 độ C, có nơi trên 31 độ C, đêm và sáng trời lạnh. Trong cơn dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Phú Thọ, nơi diễn ra lễ hội Đền Hùng, duy trì hình thái thời tiết ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm sương mù nhẹ. Nhiệt độ dao động 20-30 độ C.

Gio-to-Hung-Vuong-10-3-troi-nang-hay-mua-0

Khu vực Trung Bộ ngày nắng, phía Nam chiều tối mưa dông cục bộ. Nhiệt độ phía Bắc dao động 19-29 độ C; phía Nam 21-32 độ C. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và tối có mưa dông cục bộ. Nhiệt độ dao động từ 19-32 độ C tại Tây Nguyên và 24-34 độ C tại Nam Bộ. Trong cơn dông có thể xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Tuy nhiên, cơ quan khí tượng cũng đặc biệt lưu ý rằng, trong 3 ngày nghỉ lễ, chỉ số tia UV cực đại tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao (9.0 -10.0) đến sức khỏe con người, riêng Nha Trang và Nam Bộ được dự báo là sẽ đạt mức rất cao tới nguy hiểm (10.0 - 11.0).

Cơ quan này khuyến cáo người ra đường hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời cần bôi kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo kính râm, uống nhiều nước và hạn chế tiếp xúc trực tiếp dưới nắng.

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trong lịch sử

Theo Ngọc phả Hùng Vương soạn vào thời vua Lê Thánh Tông viết rằng: “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (tức thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của đấng Thánh tổ xưa... Phụng ban hương Trung Nghĩa làm dân Trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng từ của một vùng trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới Việt Trì làm hương hỏa phụng thờ”.

Vào năm 1823, vua Minh Mạng cho rước bài vị các vua Hùng vào thờ ở miếu Lịch đại đế vương (miếu thờ các đời đế vương). Đồng thời cấp sắc để thờ phụng tại đền Hùng. 

Nghỉ lễ tổ chức giỗ tổ được quy định chi tiết, chặt chẽ. Nhà Nguyễn định lệ 5 năm một lần mở hội lớn (vào các năm thứ 5 và 10 của thập kỷ). Năm Khải Định thứ 2 (1917), nhà Nguyễn ấn định lấy ngày 10/3 (Âm lịch) hằng năm làm ngày Quốc lễ, các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Gio-to-Hung-Vuong-10-3-troi-nang-hay-mua-8

Sang thế kỷ 20, năm 1917 triệu vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25/7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10/3 Âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi nhận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Theo Nghị định 82/2001/NĐ-CP được Chính phủ ban hành năm 2001, vào năm lẻ, lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức, mời lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội. Vào năm tròn (số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 5), UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương. Vào năm chẵn (số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 0), Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch và UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.

Năm 2007, Luật số 84/2007/QH11 sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động 1994 được ban hành, theo đó người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào 9 ngày lễ, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch.

Xem thêm: Dự báo xu hướng thời tiết 10 ngày tới (6/4/2022 đến 16/4/2022)

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận