Vùng đất linh dị có 'huyệt đạo đế vương' được vua Gia Long xin từ 'quỷ thần': Giai thoại và sự thật!

Tương truyền, lúc đặt địa bàn xuống để nhắm phương hướng thì mặt gương bỗng bị vỡ. Vua Gia Long liền lớn tiếng bảo thần núi: "Quý gì mảnh đất này mà người lại cố giữa không cho trẫm chôn mẫu hậu?".

Đỗ Thu Nga
11:24 21/09/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện cha con 'khai quốc công thần' bị xử tội chết

Xung quanh chuyện lên ngôi, sự hưng thịnh hay diệt vong của mỗi triều đại phong kiến phương Đông xưa đều được bao phủ bởi lớp sương mù hư ảo về mồ mả. Và thời nhà Nguyễn cũng vậy. 

Trước tiên xin kể câu chuyện có thật được sử sách ghi chép về sự kiện vị "khai quốc công thần" triều Nguyễn là Nguyễn Văn Thành bị xử tội chết. Ông vốn là người có công giúp nhà Nguyễn dựng lên cơ đồ rồi trở thành "thông gia" với vua Gia Long. Nhưng một tai họa kinh hoàng ập đến với ông.

Nguyễn Văn Thuyên - con trai của Nguyễn Văn Thành là con rể của vua Gia Long, vốn là người văn hay chữ tốt từng đỗ hương cống đã làm một bài thơ tặng bạn. Hai câu cuối nói về ý con người cùng đất nước sơn hà gặp phen hội ngộ sẽ là dịp để giúp nhau xoay chuyển thời thế/ Ý thơ đầy khẩu khí của kẻ đầu đội trời chân đạp đất. 

giai-thoai-vua-gia-long-xin-dat-long-mach-tu-quy-than-5
Vua Gia Long (Ảnh tư liệu)

Ấy vậy mà lại bị triều đình khép vào tội "có ý đồ phản nghịch". Cả hai cha con Nguyễn Văn Thành bị chết oan. Chết vì vài câu thơ xưa vẫn có nhưng ở đây sâu xa còn có một lý do khác...

Được biết, sau khi đăng cơ, vua Gia Long đã tự mình đi tìm "huyệt đạo đế vương" để con cháu sau này bền vững nối ngôi. Lúc ấy, Gia Long tìm được mảnh đất phong thủy đẹp, bèn gieo quẻ rồi cho đào sâu xuống thì bắt gặp thấp thoáng 5 sắc óng ánh. Theo kinh nghiệm đất nào có "ngũ sắc" thì sẽ thuộc hàng "đại quý". Vua khi ấy mừng lắm.

Nhưng cũng là số trời, khi vua đang vui thì Nguyễn Văn Thành lạo thốt lên, có lẽ cũng là muốn chia sẻ với người kề vai vào sinh ra tử, là thần cũng đã tìm được nơi đất tốt như thế để táng gửi hài cốt thân mẫu... Và chỉ vì lời nói ấy mà cả gia tộc Nguyễn Văn Thành bị hại. 

Vua vốn đa nghi, tàn nhẫn và độc ác nên nghĩ ngay đến chuyện Văn Thành có ý làm vua nên mới tìm "huyệt đạo"... Như vậy mới biết, mấy câu thơ trên chỉ là cái cớ bên ngoài để có thể giết Nguyễn Văn Thành. 

Giai thoại về vùng đất linh dị vua Gia Long xây lăng

Dưới góc độ phong thủy hiện đại thì quần thể di tích vua Gia Long là nơi đẹp nhất trong số các lăng triều Nguyễn. Đây là một kiến trúc phong thủy điển hình: có tả Thanh Long, có hữu Bạch Hổ, có minh đường là một hồ nước lớn. Lại có cả một ngọn núi nhỏ làm triều án.

Nói về chuyện vua Gia Long chọn đất, có giai thoại như sau: Nơi an nghỉ cuối cùng của vua Gia Long được ông chuẩn bị từ khá sớm. Theo quan niệm phong thủy, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu nên vua rất xem trọng việc tầm long. Sau những quan sát tìm kiếm, vua chọn khu vực Thiên Thọ Sơn để xây lăng mộ.

Khu này có 42 ngọn núi lớn nhỏ trong đó có ngọn Đại Thiên Thọ là lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng. Để tìm huyệt địa, vua cẩn thận giao cho Thượng thư bộ binh Phạm Như Đăng, đại thần Tống Phúc Lương. Lại vời Lê Duy Thanh - con trai nhà bác học Lê Quý Đôn vào để cùng các đại thần lo công việc.

Phải tìm nhiều lần Lê Duy Thanh mới chọn được một thế đất ưng ý. Tuy nhiên, chỗ huyệt ấy lại không ưng ý nhà vua. Sách kể chuyện các vua Nguyễn của Tôn Thất Bình chép rằng: "Được tin, Gia Long thân hàng cưỡi ngựa đến nơi xem xét nhưng không đồng ý, nên đã chọn nơi mai táng hiện nay. Gia Long nói với Lê Duy Thanh một cách nghiêm nghị: - Nếu người ta đề cập đến long mạch thì nơi đây thật chính là nơi thích hợp cho một lăng. Thế có phải nhà ngươi muốn giữ chỗ này để chôn cho nhà ngươi  không? Duy Thanh van xin, Gia Long mới tha tội".

giai-thoai-vua-gia-long-xin-dat-long-mach-tu-quy-than-9
Vị trí nơi có long mạch được Vua Gia Long lựa chọn để xây dựng lăng tẩm cho minh

Trước khi khởi công xây lăng, vua Gia Long lại kêu hoàng tử thứ tư bói lại lần nữa, được quẻ Dư, lời chiêm rằng: "Đại Cát Hanh nghĩ rất tốt và hanh thông. Vua Gia Long muốn học theo lối Hiệp lăng nên trong khu vực đã chọn, ngoài tìm kiếm huyệt táng cho mình, ông còn tìm kiếm phúc địa để táng những họ hàng khác. Một trong số đó có phần mộ của mẹ ông là Lăng Thoại Thánh".

Nhắc đến chuyện xây lăng, sách Giai thoại xứ Huế của Tôn Thất Bình chép rằng: Vào lúc đặt địa bàn xuống để định phương hướng cho lăng thì thần núi có ý không cho nên làm địa bàn vỡ. Sách viết: "Tương truyền lúc đặt địa bàn xuống để nhắm phương hướng thì mặt gương của địa bàn bỗng nhiên bị vỡ. Vua Gia Long đứng cạnh bên, lớn tiếng bảo với thần núi 'Quý gì mảnh đất này mà người lại cố giữ không cho trẫm chôn mẫu hậu?'. Thế rồi nhà vua bảo các quan lại đặt lễ tam sinh cúng thần và tiến hành việc xây lăng".

Thời gian xây dựng khu lăng, vua Gia Lăng thường xuyên ngự giá đến giám sát tiến độ. Một lần vua lên lăng với các quan hộ tùng, bất ngờ một trận cuồng phong nổi lên, cái rạp có vua và các quan đứng bị sập, nhà vua nhảy ra nhưng bị một thanh gỗ đè ở chân, trán bị chảy máu dù trước khi khởi công, nhà vua đã bói một lần nữa, được quẻ Dư, lời chiêm rằng: Đại Cát Hanh nghĩa là rất tốt và hanh thông.

Vua bảo hoàng tử Đảm (sau này là vua Minh Mạng): "Cha bị thương chẳng lấy gì làm nặng. Nhưng không biết quan quân và thợ thầy thế nào? Sau trận cuồng phong người ta tìm thấy hai hoàng tử Tân và Phổ cùng 1 số người khác bị thương nặng. Có người tâu vua trừng trị viên đốc công Quảng thái, nhà vua trả lời 'làm sao mà chống nổi với bão tố' rồi tha tội cho viên đốc công".

giai-thoai-vua-gia-long-xin-dat-long-mach-tu-quy-than-4
Để tìm vùng đất tốt, Vua Minh Mạng đã phải mất 14 năm vừa tìm kiếm vừa chọn lựa

Đến đời vua Minh Mạng cũng đi tìm đất long mạch. Nhà vua mất 14 năm bao gồm cả việc tìm kiếm, cân nhắc nhiều ý kiến và nhiều lựa chọn. Sau vua quyết định chọn núi Cẩm Kê, thuộc xã An Bằng để dựng lăng tẩm, làm đất phát nghiệp ngàn năm.

Công trình lăng tẩm trong quá trình xây dựng có lúc bị gián đoạn do không đúng ý vua. Sau vua Minh Mạng lại qua đời khi đang xây dựng dở, công trình này tiếp tục được hoàn thiện ở đời vua Thiệu Trị. 

Ngày nay, nhiều người đánh giá lăng Minh Mạng là một công trình kiến trúc đẹp, cân bằng đối xứng trên diện tích 18 ha, một trong những điểm du lịch rất thu hút du khách trong quần thể kiến trúc cung đình, lăng tẩm xứ Huế.

Xem thêm: Giai thoại ít biết về mỹ nhân giả điên để không phải sánh duyên cùng vua Gia Long

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận